Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, các thuật ngữ và khái niệm có thể khiến nhà đầu tư mới cảm thấy khó hiểu và mất đi một số cơ hội đầu tư tiềm năng. Một trong những thuật ngữ này là tỷ lệ ký quỹ RTT. Ở bài viết này, hãy cùng Vietcap tìm hiểu thông tin cần thiết về tỷ lệ ký quỹ RTT trong việc đầu tư chứng khoán nhé.
Tỷ lệ ký quỹ RTT là gì?
RTT (Round Trip Time) trong chứng khoán được hiểu là tỷ lệ ký quỹ của tài khoản đầu tư, tức là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cổ phiếu trên tổng số nợ vay. Nhờ RTT, nhà đầu tư có thể đánh giá tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình, đặc biệt là so với các mốc quan trọng như tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ bán buộc, và tỷ lệ ký quỹ duy trì,…
Tuy nhiên, tỷ lệ ký quỹ của tài khoản còn phụ thuộc vào quy định của từng công ty và có thể thay đổi tùy thuộc vào giá trị tiền và giá trị chứng khoán của nhà đầu tư trong từng thời điểm.
Có hai loại tỷ lệ ký quỹ chính:
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (Initial Margin Ratio - IMR): là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có và giá trị chứng khoán dự kiến mua được thông qua margin tại thời điểm giao dịch ban đầu. Tỷ lệ này sẽ quyết định số tiền tối đa mà nhà đầu tư được vay từ công ty chứng khoán để giao dịch.
Tỷ lệ ký quỹ duy trì (Maintenance Margin Ratio - MMR): là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có và tổng giá trị tài sản trong tài khoản ký quỹ. Tỷ lệ này được đề ra để cảnh báo nhà đầu tư về những biến động trong tài khoản và giúp nhà đầu tư lên kế hoạch phù hợp để giảm thiểu rủi ro trước biến động thị trường.
Công thức tính và ý nghĩa của tỷ lệ ký quỹ RTT
- Tài khoản ở trạng thái bình thường khi: Tỷ lệ ký quỹ >= Tỷ lệ ký quỹ duy trì.
- Tài khoản bị Call Margin khi: Tỷ lệ ký quỹ duy trì > Tỷ lệ ký quỹ >= Ngưỡng xử lý.
- Tài khoản bị Force Sell khi: Tỷ lệ ký quỹ < ngưỡng xử lý.
Quy định tại Vietcap:
Trường hợp Tỷ lệ ký quỹ giảm dưới 35%, Vietcap sẽ gửi Lệnh gọi ký quỹ bổ sung đến Khách hàng và trong vòng 1 ngày kể từ ngày Lệnh gọi ký quỹ bổ sung được gửi đi, Khách hàng phải bổ sung tài sản thế chấp để đảm bảo Tỷ lệ ký quỹ duy trì.
Trường hợp Tỷ lệ ký quỹ <=30%, Vietcap buộc bán tài sản của Khách hàng ngay lập tức để tăng Tỷ lệ ký quỹ lớn hơn 35%. (Tỷ lệ ký quý duy trì 35% có thể được điều chỉnh bởi Vietcap tùy từng thời điểm)
Ví dụ:
Anh A mua 1.000 cổ phiếu XYZ với tổng giá trị là 100 triệu đồng. Trong đó, 50 triệu đồng là vốn tự có và 50 triệu đồng còn lại là vay ký quỹ. Ngưỡng duy trì là 35%, ngưỡng xử lý là 30%. Lúc này giá cổ phiếu đang là 100.000đ/cổ phiếu.
- Sau 1 thời gian, giá cổ phiếu XYZ giảm xuống còn 75.000đ/cổ phiếu.
Điều này có nghĩa tổng tài khoản chứng khoán của anh B còn 75 triệu đồng, trong đó 25 triệu đồng là tiền vốn và 50 triệu đồng là tiền vay ký quỹ.
Tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản của anh A khi đó = (25/75) x 100 = 33% (30%< 33%< 35%)
Lúc này tài khoản chứng khoán của anh A sẽ bị Call Margin.
- Nếu trường hợp cổ phiếu bị giảm giá xuống 70.000đ/cổ phiếu, điều này có nghĩa tổng tài khoản chứng khoán của anh A còn 70 triệu đồng, trong đó 20 triệu đồng là tiền vốn và 50 triệu đồng là tiền vay ký quỹ.
Lúc này tỷ lệ ký quỹ = (20/70) x 100 = 28.6% (<30%), tài khoản của anh A sẽ bị Force sell.
Để tài khoản không bị Call margin hay tệ hơn là Force Sell, anh B cần nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt cổ phiếu để nâng tỷ lệ ký quỹ lên mức duy trì.
Tầm quan trọng của tỷ lệ ký quỹ RTT đối với nhà đầu tư chứng khoán
Đầu tiên, để phân tích được tầm quan trọng của RTT, Vietcap sẽ cùng các bạn tìm hiểu về thuật ngữ “Call Margin”
Margin là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực chứng khoán, được hiểu là số tiền đặt cọc và đồng thời là tỷ lệ cho vay của các công ty chứng khoán đối với nhà đầu tư để thực hiện các giao dịch chứng khoán. Call Margin là thuật ngữ được sử dụng khi mà giá trị của chứng khoán đã giảm đến gần ngưỡng an toàn so với giá trị tài sản đảm bảo của nhiều nhà đầu tư. Khi đó, các công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu tư cần phải nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán để đảm bảo tỷ lệ vay Margin của họ luôn ở mức an toàn.
Margin là một công cụ hữu ích trong đầu tư chứng khoán, tuy nhiên nó cũng mang đến nhiều rủi ro không thể dự đoán được.Những nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ thường ưu tiên áp dụng ký quỹ Rtt khi thị trường có những dấu hiệu tích cực và rõ ràng. Nếu thị trường khó đoán được xu hướng, không nên sử dụng Margin. Việc sử dụng công cụ này phải đi kèm với sự chấp nhận rủi ro và không được lạm dụng để mua vào những cổ phiếu mà chỉ cho là tốt mà không có nghiên cứu kỹ lưỡng.
Quan tâm đến RTT giúp nhà đầu tư có thể đánh giá và cơ cấu danh mục đầu tư một cách hiệu quả hơn, dựa trên tỷ lệ cho vay Margin của mình. Nếu thị trường không ổn định, các nhà đầu tư nên tránh sử dụng Margin để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, theo dõi tỷ lệ RTT giúp nhà đầu tư có thể cập nhật tình trạng tài khoản vay của mình, từ đó bổ sung tiền mặt hoặc tài sản để duy trì mức độ an toàn và không bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu tiềm năng.
Nếu bạn là nhà đầu tư mới nên xem qua cẩm nang chứng khoán cơ bản
Tỷ lệ ký quỹ RTT như nào sẽ dẫn đến việc bị Call Margin?
Tỷ lệ ký quỹ RTT để bị Call Margin phụ thuộc vào quy định của từng công ty, ví dụ như tại sàn chứng khoán New York, nhà đầu tư phải duy trì ký quỹ ít nhất 25% trên tổng giá trị chứng khoán. Tuy nhiên, một số công ty khác có thể yêu cầu mức duy trì cao hơn, khoảng từ 30% đến 40%. Nhà đầu tư sẽ bị yêu cầu nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt chứng khoán để đảm bảo duy trì mức ký quỹ RTT an toàn nếu tỷ lệ RTT thấp hơn yêu cầu.
Số tiền Call Margin sẽ được thông báo đến từng cá nhân nhà đầu tư trong mỗi tài khoản giao dịch, phụ thuộc vào tỷ lệ nguồn vốn và mức ký quỹ RTT được duy trì. Công thức tính Giá trị tài khoản là Tiền vay : (1- mức ký quỹ duy trì).
Việc sử dụng Margin có thể đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, Margin nên được sử dụng chỉ bởi những nhà đầu tư có kinh nghiệm, kiến thức và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Xem thêm:
- Full margin là gì? Ảnh hưởng của Full Margin đối với cổ phiếu
- Bẫy giá (Bear trap và Bull trap) là gì? Cách nhận biết và phòng tránh
Nhà đầu tư nên làm gì khi bị Call Margin?
Khi tài khoản bị hiện tượng Call Margin, các nhà đầu tư cần thực hiện một số bước để giảm thiểu rủi ro và phục hồi tài khoản.
Trước hết, khi thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư không nên tiếp tục mua vào bằng Margin để bình quân giá giảm xuống, vì điều này sẽ tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản lên rất nhiều lần.
Thay vào đó, nên hạ tỷ trọng sử dụng của Margin xuống để giảm bớt áp lực căng Margin và đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.
Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư cũng rất quan trọng. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu những mã yếu, không có cơ hội phục hồi để giải phóng áp lực căng Margin và chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động tại cơ cấu khi thị trường hồi phục. Nếu tài khoản đã bị Call Margin, nên cắt lỗ nhiều hơn phần Call Margin để tài khoản về mức thực sự an toàn. Việc bán bớt các danh mục đầu tư yếu đi sẽ giúp cho nhà đầu tư không gặp rủi ro liên tục khi cổ phiếu tiếp tục giảm điểm.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần quyết định bán bao nhiêu khi tài khoản bị Call Margin, để tránh việc công ty chứng khoán sẽ bán đi những cổ phiếu có tính thanh khoản cao vừa đủ để bù đắp phần thiếu hụt, chứ không bán quá nhiều. Cuối cùng, thay vì giữ tâm lý gỡ khi thị trường hồi, nhà đầu tư nên theo dõi thị trường để tìm cơ hội để cơ cấu lại danh mục đầu tư.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số kiến thức quan trọng liên quan đến tỷ lệ ký quỹ RTT, cũng như tầm quan trọng của nó đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hi vọng rằng bài viết đã giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về vấn đề này và giải đáp một số thắc mắc liên quan đến RTT.
Powered by Froala Editor