Khi nói đến việc đánh giá sự tăng trưởng và thành công của một nền kinh tế, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ lâu đã luôn được cho là thước đo chính xác. GDP là một chỉ số được sử dụng rộng rãi để định lượng tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi nhận thức của chúng ta về hạnh phúc và tiến bộ xã hội ngày càng  được nâng cao, GDP có thể không phải thước đo thành công chính xác hoặc toàn diện nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những hạn chế của GDP và thảo luận về Chỉ số tiến bộ thực (Genuine Progress Indicator - GPI), một thước đo thay thế có tính đến nhiều yếu tố hơn so với GDP – vốn chỉ tập trung vào sản lượng vật chất. Hãy cùng Vietcap theo dõi ngay sau đây nhé.

Hạn chế của chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP)

Ngày nay, thước đo tiến bộ kinh tế được sử dụng phổ biến nhất vẫn là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đơn giản là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được trao đổi thành tiền trong một quốc gia. Do đó, GDP vẫn đang làm tốt vai trò một thước đo hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia thông qua sản lượng vật chất tạo nên, cũng như so sánh tương đối thu nhập bình quân trên đầu người giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, GDP thực sự không tính đến các hoạt động kinh tế, tuy phi chính thức nhưng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sốngnhư lao động gia đình không được trả lương và các hoạt động tình , v.v..

Hơn nữa, GDP chưa phản ánh đầy đủ tính chất tích cực hoặc tiêu cực của bản chất các hoạt động tạo ra giá trị kinh tế. Việc tăng GDP có thể đến từ những hoạt động gây hại môi trường như đốn cây, đánh bắt cá, cũng như từ các vấn đề xã hội như tội phạm, chiến tranh và ô nhiễm. Chẳng hạn, trong chiến tranh thì việc tạo ra vũ khí mới cũng được tính vào GDP, và chiến tranh càng diễn ra lâu, GDP đến từ ngành công nghiệp quốc phòng sẽ càng tăng trưởng. Do đó, chỉ tập trung vào GDP có thể dẫn đến việc đánh giá sai về chất lượng cuộc sống và tính bền vững của phát triển kinh tế.

Và GDP chưa thể phản ánh tình trạng phân hóa giàu nghèo trong một quốc gia, do chỉ cho biết tổng cộng bao nhiêu thu nhập được tạo ra trong một quốc gia, chứ không báo cáo thu nhập đó được phân bổ như thế nào giữa các người dân. Vì vậy, GDP có thể tăng ngay cả khi tỷ lệ hộ nghèo trong một quốc gia ngày càng gia tăng.

Với những nhược điểm nêu trên, không có gì ngạc nhiên khi GDP khiến người dân và các nhà hoạch định chính sách bối rối. Sự tăng của GDP không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự cải thiện đời sống, khiến cho nhiều người tự hỏi tại sao mức sống thường không tăng đúng với sự phát triển của GDP.

Ngay cả Simon Kuznets, người đã đưa ra GDP, cũng đã cảnh báo về việc sử dụng nó như một đại diện cho phúc lợi xã hội và sự phát triển bền vững. Ông nhấn mạnh rằng phúc lợi quốc gia cần phải được đo lường bằng nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là thu nhập quốc dân. Do đó, mục tiêu tăng trưởng cần phải chạm đến nhiều nhiều yếu tố hơn. Ông đã từng viết, “Chúng ta cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa số lượng và chất lượng của sự phát triển, giữa chi phí và lợi nhuận, cũng như giữa ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng… Mục tiêu phát triển nên được cụ thể hóa rõ hơn về phát triển thêm cái gì và vì mục đích gì”.

GDP có những hạn chế trong việc phản ánh thịnh vượng xã hội và tính bền vững của phát triển kinh tế. Để khắc phục, Chỉ số tiến bộ thực (Genuine Progress Indicator – GPI) nổi lên như một thang đo mới, giúp cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

Chỉ số tiến bộ thực (GPI) là một thang đo phúc lợi xã hội toàn hiện hơn GDP

Về cơ bản, GPI bằng với GDP, nhưng bao gồm thêm những hoạt động có lợi và có hại cho xã hội, và được đo bằng công thức sau:

GPI = GDP + những yếu tố ảnh hưởng tích cực – những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực

GPI gán giá trị rõ ràng cho chất lượng môi trường, sức khỏe dân số, an ninh sinh kế, công bằng, thời gian rảnh và trình độ học vấn. GPI coi trọng công việc tình nguyện và công việc gia đình không được trả lương cũng như công việc được trả lương. Coi bệnh tật, tội phạm và ô nhiễm là chi phí chứ không phải lợi nhuận.. Vì vậy, chỉ số này phức tạp và chính xác hơn nhiều cho người dân cũng như các nhà hoạch định chính sách, cho phép đánh giá đúng đắn hơn về tình trạng phúc lợi, tính bền vững của phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống, từ đó dẫn đến những thay đổi hành vi phù hợp

Cấu phần của –GPI

Hệ thống và khuôn khổ GPI dựa trên khuôn khổ kế toán vốn, trong đó giá trị của vốn nhân lực, xã hội và tự nhiên được ghi nhận cùng với vốn sản xuất và vốn tài chính hiện đang được đo lường. Giống như vốn thông thường, vốn nhân lực, xã hội và tự nhiên này được coi là có thể bị khấu hao và cần được tái đầu tư trong trường hợp cạn kiệt hoặc suy thoái. Dựa trên căn cứ này, GPI đánh giá chi phí kinh tế của các trách nhiệm pháp lý như tội phạm, ô nhiễm, bệnh tật và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thay vì tính chi tiêu phòng thủ trong các lĩnh vực này là đóng góp cho sự thịnh vượng (như các biện pháp hiện hành). GPI là một thước đo rộng hơn GDP về các chỉ số kinh tế bao gồm:

Sử dụng thời gian

  • Giá trị của công việc dân sự và tình nguyện
  • Giá trị của công việc nhà không được trả lương và chăm sóc trẻ em
  • Giá trị của thời gian giải trí
  • Số giờ làm việc được trả lương

Mức sống

  • Thu nhập và sự phân bổ của nó
  • An ninh tài chính – Nợ và Tài sản
  • Chỉ số An ninh Kinh tế

Vốn tự nhiên

  • Đất & Nông nghiệp
  • Rừng
  • Thủy sản và tài nguyên biển
  • Năng lượng
  • Không khí
  • Nước

Tác động của con người đến môi trường

  • Chất thải rắn
  • Dấu chân sinh thái
  • Phát thải khí nhà kính
  • Giao thông vận tải

Vốn con người và xã hội

  • Sức khỏe dân số
  • Chi phí tội phạm
  • Trình độ học vấn

Ưu điểm của việc sử dụng GPI

GDP không tính đến các tác động tiêu cực bên ngoài của tăng trưởng. Ví dụ, tăng trưởng GDP có thể đến từtăng trưởng ô nhiễm, tội phạm và tắc nghẽn giao thông, khiến người dân có phúc lợi kinh tế thấp hơn và mức độ hạnh phúc thấp , mặc dù sản lượng kinh tế được tạo ra là cao hơn. Nói cách khác, GDP chỉ đo lường sản lượng chứ không thực sự ảnh hưởng đến mức sống của người dân và nguồn lực phân bổ trong xã hội.

Rộng hơn GDP, GPI tập trung thêm vào thước đo khác liên quan đến phát triển kinh tế bền vững, và khuyến khích các nhà hoạch định chính sách suy nghĩ theo khía cạnh rộng hơn về phúc lợi kinh tế chứ không phải cách biện pháp ngắn hạn làm tăng GDP thô nhưng gây tổn hại đến môi trường và xã hội

Nhược điểm của việc sử dụng GPI

Nhiều biến số phi kinh tế như giá trị của thời gian, môi trường giải trí rất chủ quan và khó có thể lượng hóa được. GDP đơn giản hơn nhưng cho kết quả ít chuẩn mực hơn.

Không có tác dụng cho việc đánh giá trạng thái của chu kỳ kinh doanh.

 

Khi hiểu biết của chúng ta về tiến bộ và phúc lợi ngày càng phát triển, ngày càng rõ ràng rằng chỉ riêng GDP thôi là thước đo không đầy đủ cho thành công. Chỉ số Tiến bộ thực sự (GPI) cung cấp một cách tiếp cận toàn diện và toàn diện hơn để đánh giá tăng trưởng kinh tế và phúc lợi. Bằng việc tính đến tính bền vững của môi trường, các yếu tố xã hội và sự bất bình đẳng, GPI cung cấp sự phản ánh chính xác hơn về sự tiến bộ của một quốc gia. Mặc dù việc triển khai GPI trên quy mô lớn đặt ra nhiều thách thức nhưng lợi ích tiềm tàng cũng rất đáng kể. Hãy theo dõi kiến thức đầu tư tại Vietcap Academy để cập nhật các chủ đề thú vị khác nhé.

Powered by Froala Editor