Tài chính toàn diện, tên tiếng Anh là Financial Inclusion, có nghĩa là trong hệ thống dịch vụ tài chính, tất cả cá nhân và doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính, bất kể tình trạng kinh tế xã hội. Tài chính toàn diện cung cấp các dịch vụ tài chính cho mọi người, đặc biệt người dân có thu nhập thấp và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ một cách hiệu quả, bền vững và với chi phí phải chăng.
Vai trò của tài chính toàn diện
Tài chính toàn diện đem đến lợi ích không chỉ cho các đối tượng có nhu cầu tài chính mà còn góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, và hệ thống tài chính:
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội:
Tài chính toàn diện có thể thúc đẩy quá trình hội nhập của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vào hệ thống tài chính, cũng như gia tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Từ đó, bất bình đẳng trong thu nhập và tài chính được hạn chế, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Thúc đẩy sự ổn định của thị trường tài chính:
Tài chính toàn diện có thể đáp ứng các nhu cầu của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi bất cân xứng thông tin trong hệ thống tài chính, đặc biệt là những cá nhân và doanh nghiệp yếu thế. Qua đó, việc thiếu tiếp cận với dịch vụ tài chính chính thống cùng những rủi ro liên quan được giảm thiểu, thúc đẩy sự ổn định của thị trường tài chính.
Thúc đẩy đổi mới tài chính:
Tài chính toàn diện yêu cầu sự đa dạng và phù hợp trong sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng cho các đối tượng khác nhau. Do đó, tài chính toàn diện có thể thúc đẩy quá trình nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong các tổ chức và định chế tài chính.
Thực hiện hóa tài chính toàn diện:
Việc hiện thực hóa tài chính toàn diện đòi hỏi nỗ lực chung của các tổ chức tài chính, chính phủ và tất cả các khía cạnh của xã hội:
Đổi mới thể chế tài chính
Hệ thống tài chính cần thay đổi và phát triển theo hướng khuyến khích đổi mới tài chính. Từ đó, các thể chế định cính có thể phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như tài chính vi mô, thanh toán di động, v.v.
Hỗ trợ của Chính phủ:
Bộ máy chính phủ cần xây dựng các chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các đổi tượng có nhu cầu. Đồng thời, chính phủ tăng cường giám sát các quá trình triển khai để hạn chế việc trục lời và lạm dụng.
Sự tham gia của các tổ chức xã hội:
Các tổ chức xã hội cần thực hiện tổ thức và thực hiện những chương trình nhằm phổ cập kiến thức, đào tạo nghiệp vụ và thông tin vè các dịch vụ sản phẩm tài chính khác cho người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Thúc đẩy áp dụng công nghiệp vào tài chính
Tài chính toàn diện yêu cầu không những đổi mới sáng tạo từ hệ thống tài chính mà còn hệ thống kiểm soát của chính phủ. Do đó, những lợi thế của công nghệ trong thông tin – dữ liệu sẽ bổ trợ và tối ưu quá trình vận hành.
Chìa khóa để thiết lập hệ thống tài chính toàn diện
Chìa khóa để thiết lập hệ thống tài chính toàn diện là cần phải xác định và đánh giá nhu cầu của dịch vụ tài chính đối với nhóm đối tượng người dân nghèo và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, mô hình dịch vụ tài chính bao gồm thể chế tài chính và phương thức cung cấp dịch vụ tài chính cho các đối tượng cũng cần được nghiên cứu và phân tích.
Từ góc độ nhu cầu dịch vụ tài chính: Trong khi mô hình tài chính truyền thống sẽ gặp hạn chế trong tiếp cận đối tượng, mô hình tài chính toàn diện cung cấp dịch vụ cho nhiều nhóm kinh tế hơn. Bởi lẽ, nó không chỉ những người dân có thu nhập từ trung bình trở lên hay những doanh nghiệp có quy mô lớn, mà nó còn bao gồm những người nghèo và doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính thông thường. Do đó, những đặc điểm và thay đổi về nhu cầu về tài chính trong hệ thống tài chính sẽ là nền tảng để thiết lập hệ thống tài chính toàn diện với những sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Từ góc độ mô hình dịch vụ tài chính: So sánh với mô hình tài chính truyền thống, mô hình tài chính toàn diện có kênh cung cấp tài chính đa dạng và phong phú hơn. Bởi vì, nó không chỉ bao gồm các tổ chức tài chính chính thức cung cấp dịch vụ tài chính cho các nhóm thuộc mọi tầng lớp xã hội mà còn cho phép và hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô không chính thức và các tổ chức tín dụng vi mô cung cấp dịch vụ tài chính cho các nhóm người nghèo và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, cần phân tích cơ sở hạ tầng tài chính để có thể triển khai những thay đổi và sáng tạo thích hợp với hệ thống tài chính hiện hành.
Tham khảo:
- Toàn cầu hóa thị trường tài chính là gì?
- Đặc điểm và vai trò của trung tâm tài chính (Financial Hub)
Tài chính toàn diện là một khái niệm quan trọng trong hệ thống dịch vụ tài chính, đem đến lợi ích trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, ổn định thị trường tài chính và đổi mới sáng tạo tài chính. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời đòi hỏi nỗ lực chung của các tổ chức tài chính, chính phủ và mọi mặt của xã hội.
Powered by Froala Editor