Bất chấp lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng chi phí, xét về mặt kinh tế thuần túy, dường như vẫn có cơ hội cho cái gọi là hạ cánh mềm. Cụm từ này thường xuất hiện trong các bản tin và dự báo kinh tế gần đây. Vậy Hạ cánh mềm (Soft Landing) là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Chính phủ thường làm gì để nền kinh tế hạ cánh mềm? Hãy cũng Vietcap cùng đi tìm hiểu qua bài viết Hạ cánh mềm (Soft Landing) sau đây nhé.

Hạ cánh mềm (Soft Landing) là gì?

Vận mệnh của các nền kinh tế có xu hướng thay đổi theo chu kỳ. Có những giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, sau đó là giai đoạn suy thoái. Đôi khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bị đảo chiều và đó là lúc chúng ta rơi vào suy thoái. Suy thoái kinh tế là điều mà các chính phủ và ngân hàng trung ương đều cố gắng tránh khỏi.

Khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương các quốc gia như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thường can thiệp để ngăn chặn việc bình ổn giá cả. Nếu các ngân hàng trung ương có thể ổn định giá cả mà không gây ra suy thoái kinh tế thì đó được gọi là hạ cánh mềm. Hạ cánh mềm về mặt kinh tế là quá trình một nền kinh tế đi từ phát triển mạnh mẽ sang tăng trưởng chậm đến có khả năng đi ngang, và ngăn chặn được suy thoái. Hạ cánh mềm là mục tiêu của ngân hàng trung ương khi tìm cách tăng lãi suất vừa đủ để ngăn nền kinh tế khỏi phát triển quá nóng và lạm phát cao mà không gây ra suy thoái nghiêm trọng.

Thuật ngữ "hạ cánh mềm" trong tiếng Anh là Soft Landing có nguồn gốc từ ngành hàng không, mô tả kiểu hạ cánh diễn ra suôn sẻ và không gặp trở ngại hay bất kỳ va chạm nào. Nói một cách đơn giản, hạ cánh mềm đề cập đến giai đoạn nền kinh tế chậm lại nhưng không sụp đổ. Đó là khi tốc độ tăng trưởng giảm tốc nhưng không có suy thoái. Hãy tưởng tượng như một chiếc máy bay nhẹ nhàng hạ cánh xuống đường băng êm ái và được kiểm soát. Đó là kịch bản lý tưởng cho các nhà hoạch định chính sách nhằm ổn định nền kinh tế mà tránh những hậu quả tiêu cực của sự suy thoái kinh tế đột ngột, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, chi tiêu tiêu dùng giảm và hoạt động kinh doanh suy giảm .

Thuật ngữ “hạ cánh mềm” cũng được áp dụng cho một phân khúc thị trường hoặc một ngành công nghiệp chậm lại nhưng không sụp đổ trong khi toàn bộ nền kinh tế vẫn đang suy thoái. Hạ cánh mềm cũng có thể xảy ra một cách tự nhiên khi có sự chậm lại dần dần trong hoạt động của một khu vực kinh tế hoặc một ngành.

Nguồn gốc và ví dụ thực tế

Trong lịch sử, sau những đợt lãi suất tăng mạnh, nền kinh tế Mỹ thường rơi vào suy thoái. Đã có 9 cuộc suy thoái ở Mỹ kể từ năm 1960, tất cả đều diễn ra sau một chu kỳ thắt chặt. Nhưng không phải tất cả các biện pháp thắt chặt đều dẫn đến suy thoái.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã xác định ba ví dụ khi Fed lên kế hoạch thành công một cuộc hạ cánh mềm: Năm 1965, 1984 và 1994, ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm lạm phát và không thấy tăng trưởng suy giảm.

  • 1964 : Vào tháng 10 năm 1964, lãi suất quỹ liên bang là 3,4% nhưng đến tháng 11 năm 1966 là 5,8%, tuy nhiên, trong thời gian đó tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 5,1% xuống 3,6%.
  • 1984 : Vào tháng 2 năm 1984, lãi suất quỹ liên bang ở mức 9,6% và tăng lên 11,6% vào tháng 8 năm đó, tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7,8% xuống 7,5%.
  • 1993 : Vào tháng 12 năm 1993, lãi suất quỹ liên bang là 3% nhưng đến tháng 4 năm 1995 lãi suất đứng ở mức 6%, tuy nhiên, trong cùng thời gian đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,5% xuống 5,8%.

Ví dụ đáng chú ý nhất là vào năm 1994-1995, khi Fed tăng lãi suất bảy lần trong một năm mà không gây ra suy thoái kinh tế. Cuộc hạ cánh mềm được chấp thuận rộng rãi được lên kế hoạch và thi hành vào năm 1994-1995 bởi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang lúc đó là Alan Greenspan, khái niệm này cũng được hình thành bởi Alan Greenspan từ đó. Một cuộc hạ cánh suôn sẻ đảm bảo rằng sự thu hẹp kinh tế ở mức độ nhẹ và không dẫn đến suy thoái, sự trái ngược xảy ra với kết quả hạ cánh cứng.

Greenspan đã thử điều tương tự vào năm 2001, nhưng sự bùng nổ dot-com đã kết thúc trong suy thoái. Fed cũng đã thử làm điều tương tự vào năm 2008 nhưng lại thất bại. Một số ý kiến cho rằng điều kiện lúc này đã khác. Hai cuộc suy thoái xảy ra trước tình hình việc đầu cơ cổ phiếu internet và bất động sản nhà ở, vốn là những nhóm hám lợi được thúc đẩy bởi sự thay đổi chính sách công và công nghệ mạnh mẽ. Những điều kiện này mang theo nhiều rủi ro đặc biệt hơn. Trong lịch sử, hầu hết các cuộc suy thoái khác đều diễn ra với mức độ nghiêm trọng và nhanh chóng, gây bất ngờ cho thị trường vốn và gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng - Đây chính là thuật ngữ nền kinh tế hạ cánh cứng trái ngược hoàn toàn với hạ cánh mềm. Các nền kinh tế hạ cánh cứng thường rơi vào thời kỳ trì trệ, thậm chí suy thoái.

Đặc điểm của nền kinh tế hạ cánh mềm

Khái niệm hạ cánh mềm nhấn mạnh thách thức duy trì sự cân bằng mong manh trong nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách như Cục Dự trữ Liên bang thường đưa ra ranh giới rõ ràng giữa việc kích thích hoạt động kinh tế và ngăn chặn tình trạng quá nóng hoặc suy thoái.

Nếu kinh tế một quốc gia có thể thực hiện được một cú hạ cánh mềm, nền kinh tế sẽ có những đặc điểm sau :

  • Suy thoái kinh tế dần dần

Thay vì suy thoái đột ngột và nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế sẽ điều tiết ở tốc độ bền vững hơn. Việc này cho phép điều chỉnh có kiểm soát các chỉ số kinh tế khác nhau, chẳng hạn như tăng trưởng GDPlạm phát.

  • Việc làm ổn định

Trong quá trình hạ cánh mềm, thị trường việc làm vẫn tương đối ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Một thị trường việc làm nguyên vẹn là điều quan trọng để duy trì niềm tin của người tiêu dùng và mức chi tiêu. Tăng trưởng việc làm cũng sẽ hiện diện, mặc dù mức tăng trưởng này cũng không quá mạnh.

  • Lạm phát được kiểm soát

Lạm phát được kiểm soát hoặc giảm dần để tránh tình trạng giá cả tăng quá mức làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng. Người tiêu dùng là huyết mạch của bất kỳ nền kinh tế nào. Trong những giai đoạn dẫn đến việc hạ cánh mềm, niềm tin của người tiêu dùng có xu hướng cao hơn so với khi hạ cánh cứng. Sự tự tin này khiến mọi người tiếp tục chi tiêu, mặc dù thận trọng hơn. Chi tiêu của họ đảm bảo rằng các doanh nghiệp vẫn hoạt động và nền kinh tế, mặc dù đang chậm lại, nhưng không bị đình trệ.

  • Niềm tin kinh doanh và đầu tư được giữ vững

Duy trì niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư là rất quan trọng để hạ cánh nhẹ nhàng. Nếu các doanh nghiệp cảm thấy lạc quan về tương lai và tiếp tục đầu tư, mở rộng, điều đó có thể giúp duy trì hoạt động kinh tế .

Cách tạo nên một cú hạ cánh mềm mại

Thách thức lớn mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng hiện nay là kiểm soát lạm phát. Để hạn chế lạm phát gia tăng, các ngân hàng trung ương thường sẽ tăng lãi suất. Điều này có xu hướng giảm việc vay mượn của doanh nghiệp và người tiêu dùng, làm chậm chi tiêu và ít nhất về mặt lý thuyết là làm giảm giá cả, do đó làm giảm lạm phát.

Như tất cả chúng ta đã thấy trong vài năm qua, việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả nhiều tiền lãi hơn các khoản nợ và sự thu hẹp tiêu dùng dẫn đến thu hẹp sản xuất đến mức không thể kiểm soát được.

Các chính phủ quốc gia và ngân hàng trung ương có một ranh giới rất mong manh khi cố gắng đảm bảo một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng, tìm cách giữ cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định thông qua nhiệm vụ kép: nhằm mục tiêu giá cả ổn định trong dài hạn và tối đa hóa việc làm. Quản lý khéo léo nền kinh tế đóng một vai trò quan trọng, nhưng một chút may mắn cũng có thể quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế.

Về cơ bản, hạ cánh mềm (Soft Landings) dễ hiểu nhưng khó thiết kế và thực thi trên thực tế. Các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn nền kinh tế quá nóng và áp lực lạm phát. Đôi khi áp dụng quá mạnh dẫn đến suy thoái. Để kiểm soát lạm phát, chính phủ thực hiện các sửa đổi trong chính sách tiền tệ hoặc tài khóa và đảm bảo nền kinh tế không giảm mạnh đến mức suy thoái. Ngân hàng trung ương được yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ đủ nghiêm ngặt để việc tăng lãi suất chỉ được phản ánh qua việc tăng giá và không dẫn đến mức tăng thất nghiệp quá mức. Chính phủ thường phải thực hiện kết hợp các biện pháp kiềm chế lẫn kích thích tài chính, hỗ trợ các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh, tạo việc làm mới và đầu tư mạnh vào các dự án phát triển kinh tế. Việc phục hồi kinh tế cần sự đầu tư nỗ lực cả về phía chính phủ, các cơ quan liên quan và cả người dân.

Tác động của Hạ cánh mềm lên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán thường phản ứng tích cực với việc hạ cánh nhẹ nhàng vì nó cho thấy sự ổn định kinh tế sẽ tiếp tục. Suy thoái kinh tế được kiểm soát sẽ làm giảm nguy cơ lạm phát hơn nữa, tránh làm xói mòn sức mua và lợi nhuận doanh nghiệp. Khi các ngân hàng trung ương quản lý hiệu quả việc hạ cánh mềm, niềm tin của nhà đầu tư có xu hướng được giữ nguyên và cải thiện dần, hỗ trợ giá trị cổ phiếu tăng trưởng trở lại.

Mặc dù nền kinh tế có tăng trưởng chậm lại, cơ hội việc làm có thể bị giảm sút. Nhưng chúng ta có thể có thể trải nghiệm những ưu và nhược điểm của việc hạ cánh mềm mang lại và có thể điều chỉnh lại danh mục đầu tư và khẩu vị rủi ro để phù hợp với tình trạng của nền kinh tế hoặc cũng có thể đón đầu một chu kỳ phát triển mới của nền kinh tế.

 

Bài viết trên đã tổng hợp được một số kiến thức về Hạ cánh mềm (Soft Landing). Hy vọng những kiến thức bổ ích từ Vietcap Academy sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về các hiện tượng kinh tế và ứng dụng trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Chúc các nhà đầu tư thành công!

Powered by Froala Editor