EBIT là gì?
EBIT (viết tắt của Earnings Before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Tức là tất cả những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cách tính EBIT
Có 3 công thức tính EBIT như sau:
Cách 1: EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
Cách 2: EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập của doanh nghiệp + Chi phí lãi vay
Cách 3: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Ví dụ: Công ty TAS có tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 200 tỷ đồng và phần chi phí hoạt động là 100 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 2 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 98 tỷ đồng, và thuế thu nhập doanh nghiệp là 19,6 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp = 98 – 19,6 = 78,4 tỷ đồng.
- EBIT= Tổng doanh thu – Phần chi phí hoạt động = 200 – 100 = 100 tỷ đồng
- EBIT= Phần lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 98 + 2 = 100 tỷ đồng.
- EBIT= Phần lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập của doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 78,4 + 19,6 + 2 = 100 tỷ đồng.
Ý nghĩa của chỉ số EBIT
- Với việc loại bỏ phần chi phí lãi vay và thuế, EBIT tập trung vào phần đánh giá khả năng tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
- Việc sử dụng chỉ số EBIT giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư có được cái nhìn khách quan hơn về hiệu suất hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
- EBIT giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp đó đang hoạt động có hiệu quả hay không. Bao gồm: khả năng kiểm soát những khoản chi phí, thanh toán nợ và nguồn vốn để duy trì, phát triển trong tương lai…
- Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng EBIT để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhưng lại có mức thuế thu nhập khác nhau.
- Nhà đầu tư có thể kết hợp EBIT với những chỉ số tài chính khác như: ROA, ROS, ROE, EPS, P/E,… để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp được chính xác hơn.
Ứng dụng của chỉ số EBIT trong đầu tư
1 EBIT dùng để tính toán chỉ số EBIT Margin
Đây là hệ số biên của phần lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay. Chỉ số EBIT Margin được dùng để so sánh tình hình hoạt động của một doanh nghiệp qua mỗi năm hoặc doanh nghiệp này so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng lĩnh vực kinh doanh.
Ebit Margin = EBIT / Doanh thu thuần
Một doanh nghiệp sẽ được xem là có tình hình kinh doanh tốt nếu như EBIT Margin luôn giữ ở mức tối thiểu là 15% và duy trì đều đặn qua từng năm. Khi đó chỉ số EBIT margin mà càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt, mang về phần lợi nhuận lớn.
Ví dụ: VNM luôn duy trì 1 tỷ lệ EBIT margin trên 20% trong nhiều năm.
2 Mô hình Dupont năm nhân tố
Đây là một trong số những mô hình được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để tiến hành phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp doanh nghiệp.
Chỉ số tài chính ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Trong khi đó, ROE lại chịu ảnh hưởng của tất cả 5 yếu tố: hệ số gánh nặng của lãi vay, hệ số gánh nặng của thuế, chỉ số EBIT Margin, tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quân và doanh thu thuần trên tổng tài sản trung bình. Có thể hiểu cụ thể như sau:
- Hệ số gánh nặng thuế (Tax Burden)
Hệ số gánh nặng của thuế = Phần lợi nhuận sau thuế / Phần lợi nhuận trước thuế
Hệ số này thường thể hiện mức thuế mà những doanh nghiệp cần phải nộp cho Nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều biện pháp và chính sách để có thể tối ưu hóa được mức thuế phải gánh chịu.
- Hệ số gánh nặng lãi vay (Interest Burden – IB).
Hệ số gánh nặng của lãi vay = Phần lợi nhuận trước thuế / Chỉ số EBIT
Hệ số gánh nặng lãi vay càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó càng ít nợ nần, rủi ro của những cổ đông cũng sẽ càng thấp. Hệ số gánh nặng lãi sẽ đạt được giá trị cao nhất khi nó bằng 1.
- EBIT/Doanh thu thuần (hay EBIT margin, Biên lợi nhuận hoạt động…)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát các loại chi phí của doanh nghiệp như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN… tốt đến đâu.
- Doanh thu thuần/Tổng TS bình quân – Vòng quay tổng tài sản
Tính toán doanh thu thuần trên tổng số tài sản bình quân sẽ giúp người phân tích đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đó và biết được 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân mà càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó càng khai thác tài sản có hiệu quả.
- Tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quân
Với cùng một giá trị tài sản, doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính với cơ cấu và chi phí phù hợp có tiềm năng tạo ra tỷ suất sinh lời ROE cao hơn doanh nghiệp không dùng đòn bẩy.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đòn bẩy tài chính làm cho doanh nghiệp trở nên nhạy cảm hơn với chu kỳ kinh tế, nhất là trong giai đoạn khó khăn, doanh thu giảm, lãi vay tăng.
3 Giúp tính toán được khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp
Thông qua khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể biết được phần lợi nhuận thu về của doanh nghiệp đó có đủ để thanh toán chi phí lãi của các khoản nợ hay không. Khả năng thanh toán lãi vay được tính như sau:
Khả năng thanh toán lãi vay = Chỉ số Ebit / chi phí lãi vay
Chỉ số này càng cao chứng tỏ lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra càng đáp ứng tốt khả năng để chi trả lãi vay.
Ví dụ: Dựa vào Báo cáo tài chính của Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG)
Ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của HSG càng ngày càng giảm (từ 10,12 năm 2016 xuống còn 1,65 – 2018).
4 Chỉ số EV/EBIT
Bên cạnh chỉ số EV/EBITDA, đây là một trong những chỉ số dùng để xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu đầu tư của nhà đầu tư. Trong đó EV được xem là giá trị doanh nghiệp và được tính bằng công thức sau:
|
Hay nói cách khác, EV = Giá trị thị trường vốn cổ phần của doanh nghiệp (market capitalization) + Nợ ròng Chỉ số EV/Ebit này giúp cho nhà đầu tư có thể biết được khoảng thời gian để thu hồi vốn từ hoạt động mua lại doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong môi trường không thay đổi so với hiện tại. Do vậy, giữa các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động kinh doanh tương tự, hệ số EV/EBIT càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng được định giá rẻ hơn và càng có lợi cho nhà đầu tư.Tuy nhiên, không thể sử dụng riêng tỷ lệ EV/EBIT, các nhà phân tích và nhà đầu tư cần sử dụng tỷ lệ này cùng với các tỷ lệ khác như EV/EBITDA, P/E, P/B, EV/Sals, ROE/ROA, các hệ số khả năng thanh toán, hệ số cơ cấu vốn… để có được bức tranh đầy đủ về tình trạng tài chính và giá trị thực tế của doanh nghiệp thì mới có thể nhận định chính xác liệu doanh nghiệp có đang được định giá tốt hay không.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn đọc và hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Chiến lược đại dương xanh trong kinh doanh và đầu tư chứng khoán
Mặc dù ít được sử dụng hơn EV/EBITDA, EV/EBIT là một tỷ lệ quan trọng khi định giá. Nó có thể được sử dụng để xác định giá mục tiêu trong báo cáo nghiên cứu vốn chủ sở hữu hoặc định giá một công ty so với các công ty cùng ngành. Sự khác biệt chính giữa hai tỷ lệ là khấu hao. EV/EBIT cần được xem xét cùng EV/EBITDA để thấy rõ tác động của chi phí khấu hao trong định giá doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp đang có đầu tư lớn, khấu hao lớn.
Powered by Froala Editor