Biên độ dao động giá thường được áp dụng trong các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và hợp đồng tương lai. Biên độ dao động giá có thể được thiết lập theo tỷ lệ cố định hoặc dựa trên giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Điều này giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi các biến động lớn và tăng tính ổn định của thị trường. Cùng Vietcap tìm hiểu biên độ dao động giá trên các sàn và ưu điểm của biên độ dao động giá cổ phiếu trong bài viết dưới đây.

Biên độ dao động giá là gì?

Biên độ dao động giá (Daily Trading Limit) là một giới hạn được xác định cho việc biến động giá của chứng khoán nó thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm  trong một ngày giao dịch.

Tâm lý đám đông trong thị trường chứng khoán - Vietcap

Biên độ dao động giá được xác định bằng cộng, trừ một số tỉ lệ phần trăm (± %) giá tham chiếu của chứng khoán.

Biên độ dao động giá trên các sàn chứng khoán

Quy định về biên độ giao động giá ở ba sàn HOSE, HNX và UPCOM nhà đầu tư mới có thể tham khảo.

HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HNX: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

UPCOM: Sàn chứng khoán Upcom (tiếng anh: Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết.

HOSE: ± 7%

HNX: ± 10%

UPCOM:± 15%

Đối với ngày đầu tiên giao dịch:

HOSE: ± 20%

HNX: ± 30%

UPCOM: ± 40%

Khái niệm giá tham chiếu, giá trần, giá sàn

Khi giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán với nhà đầu tư lâu năm họ có thể ước tính được ngay nhưng nếu là nhà đầu tư mới bạn cần tham khảo giá tham chiếu, giá trần, giá sàn, giá màu xanh lá, giá màu đỏ:

Giá trần (Trần) – Màu tím

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;

Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;

Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Giá sàn hay Giá màu xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;

Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;

Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Giá xanh – xanh lá

Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

Giá màu đỏ

Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

Ưu điểm biên độ dao động giá cổ phiếu

Ổn Định Thị Trường:

- Biên độ dao động giá giúp giảm rủi ro và nguy cơ giảm giá đột ngột của cổ phiếu trong một ngày giao dịch. Điều này tạo ra sự ổn định cho thị trường và ngăn chặn những biến động lớn không kiểm soát.

Bảo vệ nhà đầu tư:

- Biên độ dao động giá bảo vệ nhà đầu tư khỏi việc bị lạm dụng thị trường hoặc các tình huống giao dịch không công bằng.

Kiểm soát rủi ro:

Việc áp dụng biên độ dao động giá giúp kiểm soát rủi ro và ngăn chặn các biến động giá quá mức, đặc biệt là trong những giai đoạn thị trường không ổn định.

Công bằng và Minh bạch

Giới hạn biên độ dao động giá giúp duy trì tính công bằng và minh bạch trong quá trình giao dịch, đảm bảo rằng mọi người tham gia đều có cơ hội tương đối và công bằng.

Đảm bảo hiệu suất cổ phiếu:

Biên độ dao động giá giúp tạo điều kiện cho việc đầu tư dựa trên nhiều yếu tố khác nhau ngoài sự biến động ngắn hạn của giá cổ phiếu.

Tăng tính dự đoán:

- Nhà đầu tư có thể dự đoán mức độ biến động của cổ phiếu dựa trên biên độ dao động giá, giúp họ đưa ra các quyết định đầu tư một cách thông tin và có kế hoạch.

Biên độ dao động giá đối với nhà đầu tư chứng khoán đã và đang phát huy tối đa ưu điểm của mình. Biên độ dao động giá cũng rất quan trọng trong quyết định đầu tư để đảm bảo hiệu quả và quản trị rủi ro trong quá trình chứng khoán. Xem nhiều kiến thức hơn tại Vietcap Academy.

Powered by Froala Editor