Mô hình cốc và tay cầm có 2 phần:

Phần cốc: Phần có dạng hình chữ U hoặc chữ V biểu thị cho giá của cổ phiếu sau khi đã trải qua chuỗi ngày giảm giá và bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy đi lên

Phần tay cầm: Khi giá cổ phiếu tăng lên đến đỉnh của chiếc cốc, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chốt lời. Lúc này, do số lượng bán ra nhiều nên giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi số nhà đầu tư bán ra đã gần hết, giá lúc này bắt đầu hồi phục trở lại xu hướng tăng. Giá cổ phiếu lúc này sẽ vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình cốc tay cầm.

Có 2 dạng mô hình cốc và tay cầm đó là: mô hình cốc và tay cầm thuận và mô hình cốc và tay cầm nghịch. Trong bài này chỉ đề cập đến mô hình cốc và tay cầm thuận

Với mô hình cái cốc và tay cầm thuận, xu hướng phía trước phải là xu hướng tăng, để khi giá phá vỡ, giá sẽ tiếp tục đà tăng. (Xem thêm Break-out/down là gì?)

Với mô hình cái cốc và tay cầm nghịch, xu hướng phía trước phải là xu hướng giảm để khi giá phá vỡ phần tay cầm giá sẽ tiếp tục giảm.

Mô hình cốc và tay cầm theo chuẩn của William J. O’neil

Mô hình cốc và tay cầm là gì?

Đặc điểm của cốc và tay cầm

Phần cốc:

  • Trước khi hình thành phần cốc, phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%. Đây là điều kiện rất quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Mô hình cốc và tay cầm là mô hình tiếp diễn xu hướng, do đó cần có một đợt tăng giá trước đó (tối thiểu 30%, thậm chí là 50%, 100%…)
  • Thời gian hình thành từ 7 đến 65 tuần. Thông thường là 3- 6 tháng.
  • Tỷ lệ điều chỉnh từ đỉnh cốc- đáy cốc (Độ sâu của cốc): Khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. Những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh từ đỉnh cốc- đáy cốc vượt quá 50% thường thất bại.
  • Đáy cốc hình chữ” U” sẽ tin cậy hơn hình chữ “V”
  • Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau

Phần tay cầm:

  • Có thời gian từ 1-2 tuần. Đây là một đợt điều chỉnh nhằm loại bỏ bớt các nhà đầu tư mua theo trước một đợt tăng giá chuẩn bị diễn ra
  • Volume trong phần tay cầm phải nhỏ (quan trọng), thanh khoản cạn kiệt thì càng tốt. Điều này cho thấy không còn ai muốn bán nữa. Giá điều chỉnh chặt chẽ với khối lượng thấp là một chỉ báo tốt
  • Cũng có một số trường hợp không xuất hiện phần tay cầm, cổ phiếu tăng luôn không có giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, mẫu hình không có tay cầm thường có tỷ lệ thành công thấp hơn.
  • Phần tay cầm nằm ở nửa trên của chiếc cốc và nằm trên MA200. Nếu không thỏa mãn hai tiêu chí này thì mô hình có khả năng thất bại cao.
  • Thông thường tỷ lệ điều chỉnh phần tay

Đỉnh cốc bên phải và bên trái không nhất thiết phải bằng nhau

Nhà đầu tư có thể tham khảo bài viết này để nhận biết được sự xuất hiện của mô hình cốc và tay cầm, từ đó đưa ra chiến lược giao dịch hợp lý và nắm bắt được cơ hội đầu tư của mình. Theo dõi nhận định thị trường chứng khoán, phân tích kỹ thuật thường xuyên tại Vietcap .

Powered by Froala Editor