RSI là gì?

RSI là viết tắt của Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối,

Chỉ số sức mạnh tương đối được phát triển bởi J. Welles Wilder và được xuất bản trong cuốn sách năm 1978, Các khái niệm mới trong Hệ thống Thương mại Kỹ thuật, và trên tạp chí Hàng hóa (nay là tạp chí Modern Trader ) trong số ra tháng 6 năm 1978. Nó đã trở thành một trong những chỉ số dao động phổ biến nhất.

RSI được phân loại thuộc nhóm chỉ báo động lượng, đo tốc độ - cường độ biến động của giá. Động lượng là cường độ tăng – giảm giá.

(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Relative_strength_index)

Công thức:

Trong đó:

  • SMMA (U,n): trung bình cộng giản đơn của các phiên tăng (U) trong n ngày
  • SMMA (D,n): trung bình cộng giản đơn của các phiên giảm (D) trong n ngày
  • n thường lấy 14 ngày.

Ý nghĩa:

Trường hợp SMMA(U,n) = SMMA(D,n) => RS = 1 => RSI = 50

Điều đó có nghĩa khi RSI = 50 độ lệch giai đoạn tăng bằng độ lệch giai đoạn giảm.

  • SMMA(U,n) > SMMA (D,n) => RS > 1 => RSI > 50
  • SMMA(U,n) < SMMA (D,n) => RS < 1 => RSI < 50

Cách áp dụng RSI trong giao dịch đầu tư chứng khoán

1. Quá bán – Quá mua

Chỉ báo RSI được ứng dụng trong đầu tư chứng khoán rất phổ biến, RSI dao động từ 0 đến 100, trong đó có các mức 30 – 50 -70 là những mốc quan trọng. Vùng 50 được coi là vùng không có xu hướng (tức khi RSI qua vùng này đc coi là thay đổi xu hướng). RSI lớn hơn 70 được coi là nằm trong vùng quá mua và chỉ số RSI nhỏ hơn 30 được coi là nằm trong vùng quá bán.

  • Trong vùng quá mua không có nghĩa là cổ phiếu sẽ quay đầu giảm, RSI trong vùng này cho chúng ta tín hiệu là hạn chế mua vào cổ phiếu.
  • Trong vùng quá bán không có nghĩa là cổ phiếu sẽ quay đầu tăng, RSI trong vùng này cho chúng ta tín hiệu là hạn chế việc bán ra cổ phiếu, vì cổ phiếu đã giảm rất mạnh rồi.

Dưới hình ta có thể thấy sự vận động của cổ phiếu SKG từ tháng 4/2021 – T4/2022.

Trong một con sóng tăng lớn cổ phiếu nhiều thời gian ở trong trạng thái quá mua, nhưng điều đó không có nghĩa là cổ phiếu sẽ giảm ngay. Chúng ta có thể dùng RSI ở trạng thái quá mua như một tín hiệu để chốt lời hợp lý hơn (Khi RSI cắt từ trên xuống đường 70)

Trong một con sóng giảm sau đó nhiều lần RSI ở trạng thái quá bán (RSI nhỏ hơn 30), trong trường hợp này NĐT có thể cân nhắc mua vào ở các nhịp hồi khi RSI cắt từ dưới lên đường 30.

2. Phân kỳ

2.1 Phân kỳ âm – dương

Phân kỳ âm – dương được coi là một cách dùng cao cấp trong RSI, khi có hiện tượng này xảy ra báo hiệu sự suy yếu của xu hướng chính, chúng ta cần tìm các tín hiệu khác xác nhận trước khi tiến hành giao dịch ngược xu hướng.

Phân kỳ âm

Phân kỳ âm (cổ phiếu đang trong xu hướng tăng) là hiện tượng giá cổ phiếu tạo ra đỉnh mới cao hơn, chỉ báo động lượng (RSI) tạo ra đỉnh thấp hơn. Điều đó chứng tỏ lực tăng của cổ phiếu yếu dần, và dễ đảo chiều sau đó (có thể là cú chỉnh mạnh). Phân kỳ âm sẽ tin cậy hơn khi RSI ở vùng quá mua, cổ phiếu đang tiệm cận vùng kháng cự mạnh (kháng cự khung thời gian lớn hơn). Chúng ta có thể dùng tín hiệu phân kỳ âm là một trong những tín hiệu thoát lệnh mua trước đó.

Phân kỳ dương.

Phân kỳ dương là hiện tượng giá cổ phiếu tạo ra đáy mới thấp hơn, chỉ báo động lượng(RSI) tạo ra đáy sau cao hơn. Phân kỳ dương là điều kiện cần khi xác định điểm đảo chiều của cổ phiếu, khi xuất hiện phân kỳ dương NĐT quan sát, tìm xác nhận ở các công cụ khác như: Nến, chỉ báo xu hướng, hỗ trợ - kháng cự, trendline… khác để ra quyết định. Các yếu tố khiến phân kỳ dương tin cậy hơn là: RSI ở vùng quá bán, cổ phiếu đang ở vùng hỗ trợ cứng (khung thời gian lớn hơn).

 

2.2 Phân kỳ ẩn

Trong quá trình vận động của cổ phiếu, phân kỳ ẩn là tín hiệu khá hiếm gặp và có độ tin cậy cao hơn phân kỳ âm – dương. Vì giao dịch theo phân kỳ ẩn bản chất là giao dịch theo xu hướng, NĐT cần xác nhận lại tín hiệu phân kỳ ẩn ở các công cụ khác để giao dịch hiệu quả hơn.

Phân kỳ ẩn tăng giá

Phân kỳ ẩn tăng giá là hiện tượng xuất hiện trong xu hướng tăng, cổ phiếu tạo đáy sau cao hơn, nhưng chỉ báo động lượng RSI tạo đáy thấp hơn.

Phân kỳ ẩn giảm giá

Phân kỳ ẩn giảm giá là trong xu hướng giảm giá, cổ phiếu tạo ra đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo động lượng tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

3. Kháng cự - hỗ trợ - kênh RSI

Xuất phát từ cách tính RS, khi SMA(U,n) = SMA(D,n), ta có RS = 1. Từ đó RSI = 50.

Tức là đường RSI là một vùng phân định động lượng tăng giá so với động lượng giảm giá. Tức là khi RSI ở dưới 50, lực giảm mạnh hơn lực tăng và ngược lại.

Chính vì thế có một cánh dùng RSI nữa mà NĐT có thể tham khảo, đó chính là dùng 1 dải xung quanh mốc 50 của RSI (có thể là 45-55, hoặc 47-53…) để làm đường hỗ trợ - kháng cự cho RSI.

Hình dưới là dải RSI 45-55 được dùng làm kháng cự của của RSI.

Cổ phiếu VCI trong xu hướng giảm (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước – đáy sau thấp hơn đáy trước) và dưới hình là sự kết hợp phân kỳ ẩn giảm giá + kháng cự của RSI. Chúng ta có thể thấy trong xu hướng giảm RSI thường vận động dưới mức 50, và vùng 50 chính là một cản khá cứng trong quá trình đi lên của cổ phiếu.

Trong quá trình tăng giá, RSI thường giao động phía trên đường 50 (50-100) vì vậy dải RSI 45-55 lúc này đóng vai trò là vùng hỗ trợ của RSI. Quan sát sự vận động của cổ phiếu VCI hình dưới ta có thể thấy được khi cổ phiếu chỉnh về đường trend tăng, RSI chạm dải 45-55 rồi bật lên. Đây cũng có thể là một cách dùng RSI kết hợp với đường trendline để canh vào mua vào ở những nhịp cổ phiếu điều chỉnh. Xem lại Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Kết luận:

RSI là một công cụ phổ biến và có nhiều cách dùng, RSI cho chúng ta biết động lượng – cường độ biến động của giá. Chính vì thế có thể kết hợp với những công cụ khác như: chỉ báo xu hướng, mẫu hình nến, trendline, kháng cự - hỗ trợ… để tăng xác xuất thành công trong đầu tư.

Xem thêm:

Powered by Froala Editor