Lời mở đầu :

Đối với các thị trường phát triển trái phiếu là kênh huy động vốn hữu hiệu, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng truyền thống cho các doanh nghiệp. Trái phiếu cũng là sản phẩm đầu tư hấp dẫn thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng như tổ chức, qua đó nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Tại Việt Nam, trong thời qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đã có những bước phát triển vượt bậc đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn tương đối non trẻ. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên GDP của Việt Nam (khoảng 15% GDP) thấp hơn khá nhiều so các nước trong khu vực, như: Malaysia khoảng 50 - 60%, Singapore gần 40%, Thái Lan ở mức 30%...

Tuy nhiên sau liên tiếp hàng loạt các sai phạm liên quan đến trái phiếu của tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát thì theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài Chính thì khối lượng Trái phiếu doanh nghiệp đã giảm dần cụ thể như quý 1 đạt 134.800 tỉ đồng, quý 2 đạt 122.400 tỉ đồng, sang đến quý 3 còn 65.900 tỉ đồng và tháng 10 là 5.800 tỉ đồng. Qua đó cho thấy được mặc dù là một kênh thu hút dòng tiền rất lớn tuy nhiên đầu tư trái phiếu tại Việt Nam vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi thị trường còn mới và Luật hiện hành vẫn còn nhiều thiếu sót. Hãy cùng với Vietcap tìm hiểu quy trình cũng như cách thức đầu tư trái phiếu an toàn và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho Nhà đầu tư nhé.

Đầu tư trái phiếu an toàn

Bước 1: Xác định nhu cầu đầu tư và khẩu vị rủi ro bản thân

Khi các bạn có nhu cầu đầu tư thì cần phải xác định trước mục tiêu cũng như nhu cầu bản thân là gì chẳng hạn như đầu tư để bảo vệ tài chính, tăng trưởng tài sản, giữ tiền để chi tiêu cho tương lai hay để chờ thời cơ đầu tư lớn hơn…Sau đó phải xác định chính xác dòng tiền mà mình sẽ dùng để đầu tư, thời gian đầu tư là ngắn hạn hay dài hạn, nhu cầu cũng như là lợi tức kỳ vọng của bản thân. Hiện nay các kênh đầu tư cực kì đa dạng từ các kênh đầu tư truyền thống như (tiết kiệm, vàng, ngoại hối, bất động sản) hay các kênh hiện nay đang được quan tâm (quỹ đầu tư, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh). Tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ khác nhau tỉ lệ thuận với lợi nhuận mang lại. Do đó các bạn cần xác định rõ mức độ rủi ro của danh mục mình muốn đầu tư để có thể tối ưu các quyết định giao dịch để đạt lợi nhuận cao và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Khẩu vị rủi ro này có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào danh mục đầu tư cũng như số tiền đầu tư, nên việc xác định này là vô cùng cần thiết và cần thường xuyên thực hiện.

Bước 2: Tìm hiểu về kiến thức cơ bản của Trái phiếu doanh nghiệp

Các bạn cần phải hiểu rõ được các định nghĩa hoặc thuật ngữ liên quan đến Trái phiếu, Vietcap xin tổng hợp lại ngắn gọn theo các nội dung sau:

Trái phiếu là gì : Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

Coupon : Là số tiền lãi định kỳ theo lãi suất ghi trên Trái phiếu mà Tổ chức phát hành thanh toán cho người sở hữu Trái phiếu

Lãi suất đầu tư : Là chênh lệch giữa tổng số tiền thu về trong thời gian đầu tư so với số tiền vốn bỏ ra để mua Trái phiếu; tính theo phần trăm theo số tiền vốn. Tiền thu về trong thời gian đầu tư Trái phiếu bao gồm : lãi Trái phiếu (trái tức, coupon) nhận định kỳ, tiền bán Trái phiếu (nếu bán Trái phiếu trước đáo hạn) hoặc mệnh giá Trái phiếu (nếu giữ Trái phiếu đến đáo hạn)

Lãi suất tái đầu tư : Cách tính tương tự như lãi suất đầu tư nhưng tiền thu về được cộng thêm khoản lãi giả định thu được khi nhà đầu tư tái đầu tư lãi trái phiếu (coupon, trái tức) ngay khi nhận được để tối đa hóa lợi nhuận. Lãi suất tái đầu tư nhằm giúp nhà đầu tư dễ so sánh lãi tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Thuế : Theo quy định hiện hành của Việt Nam, khi mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân phải chịu các loại thuế :

1.Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), khi nhận lãi coupon trái phiếu : 5%,

2.Thuế bán trái phiếu : 0.1% tính trên giá bán trái phiếu

Sau khi đã có kiến thức cơ bản và hiểu biết về các thuật ngữ trái phiếu, việc quan trọng tiếp theo chính là xác định những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi đầu tư qua kênh này. Xem lại các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Bước 3 : Nắm rõ rủi ro khi đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp

Nhà đầu tư cần xác định được các vấn đề cơ bản của Tổ chức phát hành Trái phiếu trước khi đi đến quyết định đầu tư, đó là :

  • Trái phiếu của tổ chức phát hành (TCPH) nào? Có uy tín hay không?
  • Mục đích sử dụng vốn của TCPH là gì?
  • NĐT có nhận được đầy đủ thông tin về TCPH không?
  • Đơn vị tư vấn bán trái phiếu cho NĐT có cam kết hay trách nhiệm gì khi TCPH gặp rủi ro?
  • Trái phiếu có được cam kết mua lại sau khoảng thời gian xác định không?
  • Ai là bên cam kết với khách hàng? Lãi suất cam kết mua lại là bao nhiêu?
  • Nếu NĐT cần tiền đột xuất thì làm thế nào để lấy lại tiền?

VCSC khuyên nhà đầu tư chỉ nên lựa chọn các TCPH uy tín, và trái phiếu phải đảm bảo có đủ 3 yếu tố : có xếp hạng tín nhiệm, có tài sản đảm bảo và có bảo lãnh thanh toán. Xếp hạng tín nhiệm là việc đã trở nên quá phổ biến với các thị trường phát triển, tuy nhiên tại Việt Nam thì vẫn còn khá mới lạ và các doanh nghiệp hoặc tổ chức cũng không quan tâm đến vấn đề này do Luật không bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm nếu muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể tham khảo một số tổ chức độc lập có dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và công bố thường niên như Fiingroup hoặc SaigonRating.

( Xếp hạng tín nhiệm của Fiingroup cập nhật 21/11/2022 )

Rủi ro lớn nhất các bạn có thể gặp phải chính là việc TCPH mất khả năng thanh toán (không thanh toán được các khoản gốc và lãi khi đến hạn ) hoặc vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các văn bản Trái phiếu đã ký kết. Khi các vi phạm xảy ra thì TCPH có nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn. Cần lưu ý là việc thu hồi khoản đầu tư của NDDT phụ thuộc vào kết quả xử lý tài sản đảm bảo cũng như các cơ quan có thẩm quyền tùy từng trường hợp. NĐT có thể không thu hồi được một phần hoặc thậm chí là toàn bộ khoản đầu tư nên cần cân nhắc thật kĩ lựa chọn.

Rủi ro kế tiếp cũng quan trọng chính là rủi ro thanh khoản chắc chắn cũng được nhiều bạn quan tâm. Rủi ro này được hiểu là trái phiếu không thể chuyển thành tiền mặt khi NĐT có nhu cầu dẫn đến việc trái phiếu có thể được bán với giá thấp hơn giá trị mong muốn hoặc giá vốn bỏ ra ban đầu. Vì vậy bạn cần cân nhắn nhu cầu thanh khoản, chỉ dành vốn từ tiền nhàn rỗi để đầu tư trái TPDN để nhận trái tức định kỳ thay vì tính toán đến việc bán trái phiếu với giá cao cho NĐT khác. Để giảm thiểu tối đa rủi ro thanh khoản có thể thực hiện bằng cách đa dạng hóa phân bổ đầu tư vào các TPDN khác nhau có kỳ hạn đáo hạn khác cũng là một cách có thể sử dụng. Lãi suất cao luôn đi kèm với rủi ro cao, nên bạn cần đánh giá thật kĩ rủi ro trước khi mua TPDN đặc biệt không mua TPDN khi chưa tìm hiểu kĩ tình hình tài chính doanh nghiệp, điều kiện và điều khoản của trái phiếu mà chỉ nhìn vào mức lãi suất. Bên cạnh đó cần lưu ý đến các tổ chức phân phối lớn, uy tín trên thị trường để tăng độ tin cậy.

Bước 4 : Kiểm tra tư cách Nhà đầu tư chuyên nghiệp

Kể từ năm 2021, theo Luật chứng khoán chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp được phép giao dịch Trái phiếu phát hành riêng lẻ nên NĐT cần kiểm tra xem mình có phải là NĐT chuyên nghiệp trước khi thực hiện mua. NĐT chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán, đối với NĐT là cá nhân thì cần thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau :

NĐT cũng lưu ý có 2 loại TPDN :

Trái phiếu phát hành riêng lẻ (PP) :

  • Chỉ chào bán cho NĐT chuyên nghiệp
  • Không niêm yết , chỉ được giao dịch giữa các NĐT chuyên nghiệp

Trái phiếu phát hành ra công chúng (PO) :

  • Chào bán cho trên 100 NĐT, không kể NĐT chuyên nghiệp
  • Niêm yết sau phát hành

Như vậy ngoài việc có thể giao dịch Trái phiếu phát hành ra công chúng NĐT chuyên nghiệp còn có thể giao dịch Trái phiếu phát hành riêng lẻ làm theo thống kê là chiếm gần 80% danh mục Trái phiếu trên thị trường hiện nay với mức lãi suất vô cùng cạnh tranh

Bước 5 : Lựa chọn Trái phiếu

Các bạn nên ưu tiên các Trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp hàng đầu bao gồm các tập đoàn lớn, đã niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, HNX, có vốn hóa lớn , có tên tuổi thương hiệu vững mạnh đi kèm với các sản phẩm uy tín đã được thị trường công nhận. Từ đó tăng tính an toàn cho khoản đầu tư của NĐT đặc biệt là các NĐT chưa có kinh nghiệm trong thị trường Trái phiếu. Tuy nhiên cần lưu ý mức lãi suất của các Trái phiếu có tính an toàn cao chắc chắn sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường.  Ngoài ra, yếu tố dòng tiền của doanh nghiệp cũng là điều NĐT cần quan tâm để đảm bảo khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến Trái phiếu của doanh nghiệp. Trong trường hợp các tập đoàn lớn nhưng có dòng tiền không đảm bảo và không có đơn vị bảo lãnh thanh toán thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cần quan sát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ để từ đó đưa ra đánh giá dòng tiền trong tương lai. Việc xem xét đến tài sản đảm bảo và bảo lãnh thanh toán từ các bên sẽ là yếu tố làm tăng tính an toàn cho Trái phiếu. Ngoài ra nếu Trái phiếu được phát hành đại chúng và niêm yết trên sàn cũng tạo thêm sự an toàn và minh bạch hơn cho TCPH với NĐT.

Điều mà một số NĐT vẫn hay bỏ qua và ít được quan tâm đến chính là đánh giá tổ chức tư vấn phát hành dựa trên các yếu tố kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp cũng như năng lực của tổ chức tư vấn. Doanh nghiệp khi muốn phát hành Trái phiếu thì bắt buộc phải thông qua một tổ chức tài chính có giấy phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn phát hành. Khi đó các tổ chứng tư vấn phát hành là các công ty chứng khoán hàng đầu sẽ tiến hành thẩm định chuyên sâu về Hoạt động kinh doanh, Năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vietcap là một trong số ít các công ty tài chính đủ năng lực trên thị trường hiện nay đảm bảo việc tư vấn phát hành Trái phiếu một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Để làm được điều này Vietcap phải phân tích được nhiều mặt của doanh nghiệp từ chiến lược, đội ngũ quản lý, hệ thống phân phối, dự phóng được dòng tiền để đánh giá được năng lực trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai.


NĐT cũng cần quan tâm đến tính minh bạch của trái phiếu trước khi ra quyết định đầu tư. Hồ sơ trái phiếu là tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến trái phiếu bao gồm : TCPH, đặc điểm trái phiếu được chào bán, các điều kiện ràng buộc TCPH, các yếu tố rủi ro…nên đây là tài liệu cần phải được cung cấp và nghiên cứu thật kỹ để nắm được đầy đủ thông tin phục vụ xem xét đánh giá và quyết định. Tuyệt đối không đầu tư vào các TCPH từ chối việc cung cấp thông tin trái phiếu vì sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn.

Điều cuối cùng trong việc lựa chọn trái phiếu chính là cần lưu ý cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu lợi nhuận kỳ vọng của bạn vào một trái phiếu có rủi ro cao sẽ nhiều hơn so với lợi nhuận kỳ vọng của các trái phiếu có mức rủi ro thấp hơn. Nên mặc dù các cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn nhưng tính an toàn được đảm bảo vẫn sẽ là một phương án đầu tư hiệu quả nên được cân nhắc.

Bước 6 : Tiến hành mua Trái phiếu doanh nghiệp

Trước tiên cần tạo ngay tài khoản chứng khoán tại Vietcap để tiến hành mua Trái phiếu doanh nghiệp.

Đối với Trái phiếu được giao dịch trên sàn, thì NDDT chỉ cần nộp tiền vào tài khoản chứng khoán tại Vietcap và tiến đặt lệnh như bình thường

Đối với Trái phiếu được phát hành riêng lẻ, Vietcap sẽ thông báo các đợt chào bán Trái phiếu cho khách hàng thông qua email hoặc tin tức cập nhật trong bảng tin hoặc trang thông tin của Vietcap . Sau đó NĐT có nhu cầu sẽ đăng ký thông tin mua Trái phiếu với Vietcap thông qua hotline hoặc mai đăng ký bao gồm : Họ và tên NĐT, Số tiền mua, loại trái phiếu mua và hồ sơ chứng minh NĐT chuyên nghiệp và hoàn thành mẫu Đăng ký mua trái phiếu. Bộ phận CS Bond của Vietcap sẽ thông tin đến NĐT đủ điều kiện mua và hướng dẫn nộp tiền trước 16h cùng ngày. Sau đó Vietcap sẽ làm thủ tục ghi sổ đăng ký trái phiếu và cấp giấy chứng nhận sở hữu cho NĐT.

Bước 7 : Theo dõi và kiểm tra định kỳ thông tin liên quan đến TPDN đã mua

Cần liên tục theo dõi các sự kiện phát sinh có ảnh hưởng đến doanh nghiệp từ đó xem xét đến quyền lợi và lợi ích của bạn khi đang nắm giữ Trái phiếu của doanh nghiệp đó để kịp thời xử lý bằng cách bán lại trước hạn hoặc chuyển nhượng.

Xem thêm:

Kết Luận : Theo Bộ tài chính nguyên tắc trái phiếu doanh nghiệp là tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, doanh nghiệp phát hành phải có trách nhiệm đảm bảo các cam kết với nhà đầu tư và chủ động đàm phán về việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn. Nên đừng vội nghĩ đầu tư Trái phiếu là an toàn và tốt hơn gửi tiết kiệm vì sẽ không có cơ quan nào đứng ra bảo vệ cho NĐT trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nên thay vì chờ đợi những sửa đổi về Luật pháp của cơ quan chức năng để bảo vệ NĐT thì chính bạn hãy nên tìm hiểu thật kỹ, để tự bảo vệ mình trước khi ra quyết định đem tiền của mình đưa người khác. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về Trái phiếu, các bước để đầu tư TPDN một cách an toàn dành cho các NĐT đặc biệt là NĐT chưa có kinh nghiệm đầu tư trái phiếu. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết phân tích tiếp theo của Vietcap .

Powered by Froala Editor