Lạm phát luôn luôn và bất kỳ đâu cũng là hiện tượng tiền tệ, giá cả hàng hóa và là vấn đề mãn tính của nền kinh tế thị trường ở mọi quốc gia. Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Tuy nhiên khi lạm phát xảy ra quá cao thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát và đâu là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất? Hãy cùng Vietcap theo dõi bài viết sau.
Lạm phát là gì?
Trong kinh tế học vĩ mô thì lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Cụ thể lạm phát trong nước sẽ được tính bằng sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi.
Ví dụ: Năm 2022 bạn mua 1 ổ bánh mì với giá 12.000 đồng, nhưng đến năm 2023 bạn mua 1 ổ bánh mì cũng như vậy nhưng với giá 15.000 đồng. Thì đây chính là sự mất giá của đồng tiền, còn gọi là lạm phát.
Ảnh minh hoạ
Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Phân loại lạm phát
Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát một con số: Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội…Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Trong giai đoạn này người dân có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc hay cả bất động sản và cho vay tiền ở mức lãi suất bất bình thường. Nếu lạm phát phi mã xảy ra nhiều và thường xuyên sẽ sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng lớn và cả những sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế một cách nghiêm trọng. Đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng (theo nghĩa đó, hệ thống ngân hàng không hoạt động được => thị trường tài chính bị phá vỡ, gây biến dạng nghiêm trọng nền kinh tế)
Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã, loại lạm phát này biểu hiện ở tỷ lệ từ 4-5 con số trở lên. Loại lạm phát này ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế xã hội, các hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng rối loạn và đây cũng chính là thảm họa đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng ít khi xảy ra và để khắc phục chính phủ nên can thiệp bằng cách đổi tiền để giữ lấy giá của đồng tiền.
Nhà đầu tư cũng cần phân biệt lạm phát và giảm phát
Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?
Khi đổi hàng, bạn nên tạm coi tiền tệ như một vật phẩm trao đổi. Nếu một mặt hàng có giá, nó sẽ được đổi lấy nhiều hơn một mặt hàng khác. Đô la Mỹ (USD) là một loại tiền tệ có giá trị mà bạn có thể sử dụng để mua hàng hóa ở bất cứ đâu vì nó là một loại tiền tệ có giá trị và được hỗ trợ phổ biến. Và ở một đất nước mà nền sản xuất yếu kém và hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng hóa đang tăng cao. Nếu giá cả tăng lên, bạn phải chi nhiều tiền hơn cho món hàng. Nhưng khi tiền tệ quá bất tiện, nhà nước sẽ in tiền giấy mệnh giá lớn để tạo điều kiện lưu thông hàng hóa gọn gàng hơn. Khi đó lạm phát bắt đầu xảy ra. Có nhiều lý do, nhưng "cầu kéo" và "đẩy chi phí" được coi là hai lý do chính.
Lạm phát do cầu kéo
Đây là một trong những nguyên nhân chính nhất dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế thị trường. Theo đó, lạm phát do cầu kéo có thể hiểu là tình trạng tăng giá của một mặt hàng nào đó và kéo theo đó giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo.Do đó, có thể hiểu đơn giản là lạm phát do cầu kéo là việc mất giá của đồng tiền khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên, kéo theo đó các mặt hàng khác cũng tăng theo.
Có thể ví dụ về lạm phát do cầu kéo như sau: Hiện nay, giá xăng ở nước ta ngày càng tăng,thậm chí có lúc giá xăng đã tăng đến gần 33.000 đồng/lít xăng. Kéo theo đó, giá cước xe khách, cước xe taxi… tăng theo. Đây chính là biểu hiện của lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát do chi phí đẩy
Dạng lạm phát này xảy ra khi các chi phí của doanh nghiệp như nguyên liệu, máy móc, bảo hiểm, tiền lương…. tăng lên. Khi giá cả của các yếu tố sản xuất tăng kéo theo là sự tăng lên về giá cả của một số sản phẩm của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo lợi nhuận cho chính doanh nghiệp đó. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát
Lạm phát do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Khi hàng hoá xuất khẩu tăng dẫn đến lượng hàng hoá tiêu thị của thị trường nhiều hơn số lượng hàng hóa cung cấp (tổng cầu > tổng cung). Kéo theo đó, hàng hoá sẽ được thu gom để xuất khẩu khiến lượng hàng cung cấp cho thị trường trong nước giảm mạnh. Khi đó, giá cả của các hàng hoá bị giảm sút do bị thu gom cho xuất khẩu cũng tăng theo và xảy ra tình trạng lạm phát.
Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng nông sản tăng mạnh thì phần lớn nông sản trong nước sẽ được cung cấp để xuất khẩu đi thị trường nước ngoài dẫn đến hàng nông sản dùng để bán trong nước giảm sút, dẫn đến tình trạng giá bán nông sản tăng cao và xảy ra lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu:
Bên cạnh nguyên nhân lạm phát do xuất khẩu thì tình trạng lạm phát do nhập khẩu cũng là một trong những lí do của lạm phát. Theo đó, khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới cũng tăng thì giá hàng hoá nhập khẩu cũng tăng. Kéo theo đó, giá bán của sản phẩm đó trong nước cũng tăng theo và đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến lạm phát.
Ví dụ: Giá mặt hàng phân bón trên thế giới hiện tăng cao. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu 100% phân NPK.
Lạm phát tiền tệ:
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát
Ai sẽ là nạn nhân của lạm phát?
Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên tác động của lạm phát được cảm nhận không đồng đều bởi các nhóm cá nhân khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, một số nhóm người kiếm được bằng cách kiếm được tài sản lớn và một số nhóm khác mất đi.
Ví dụ: Chủ nợ và con nợ: Trong thời kỳ lạm phát, các chủ nợ thua lỗ vì họ nhận được hàng hóa và dịch vụ ít hơn so với thực tế họ đã nhận được khoản hoàn trả trong thời kỳ giá cả thấp. Mặt khác, các con nợ là một nhóm thu lợi trong thời kỳ lạm phát, vì họ trả nợ bằng đơn vị tiền tệ đã mất giá (tức là cùng một đơn vị tiền tệ bây giờ sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn)
Ai là nạn nhân của lạm phát? - Theo đánh giá chung thì 3 thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là:
Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hóa đã tăng lên gấp nhiều lần.
Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất.
Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn.
Trên đây là những thông tin về lạm phát mà Vietcap muốn chia sẻ tới các bạn đọc. Hy vọng mọi người hiểu rõ hơn về lạm phát là gì và ai là nạn nhân của lạm phát để hiểu rõ hơn về các vấn đề kinh tế vĩ mô. Tìm hiểu thêm thông tin về đầu tư - tài chính tại website và fanpage của Vietcap nhé!
Powered by Froala Editor