Đầu tư trái phiếu đang được nhiều nhà đầu tư hiện nay đánh giá là một trong những cách đầu tư được coi là khá an toàn và hấp dẫn trên thị trường chứng khoán. Vậy có nên lựa chọn đầu tư trái phiếu khi mới bắt đầu đầu tư chứng khoán hay đầu tư tài chính liệu có phải là quyết định đúng đắn. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mức độ an toàn đầu tư trái phiếu so với việc đầu tư cổ phiếu và có những rủi ro gì?
Đầu tư trái phiếu là gì?
Trái phiếu được định nghĩa là một loại chứng khoán nợ. Về tính chất, trái phiếu có nhiều điểm tương đồng với những khoản cho vay có kỳ hạn. Trái phiếu đóng vai trò là giấy vay nợ thể hiện nghĩa vụ giữ bên phát hành trái phiếu (bên vay) và bên mua trái phiếu (bên cho vay). Chủ thể phát hành trái phiếu trên thị trường Việt Nam hiện nay gồm 2 thành phần chính: doanh nghiệp và chính phủ
Từ đây bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Đầu tư trái phiếu được hiểu là việc bạn đóng vai trò là bên cho vay. Bạn cho chủ thể phát hành trái phiếu vay tiền và họ có trách nhiệm đứng ra đảm bảo thanh toán cho bạn các khoản lãi định kỳ theo đúng cam kết, cũng như hoàn trả số tiền ban đầu vào kỳ đáo hạn. Tờ trái phiếu được hiểu là tờ giấy chứng nhận nợ cho bạn.
Ưu điểm và nhược điểm của đầu tư trái phiếu
Ưu điểm
An toàn: Đầu tư trái phiếu được đánh giá là cách đầu tư tương đối an toàn, có mức độ rủi ro thấp hơn so với việc sở hữu cổ phiếu. Giá trị của trái phiếu thường không bị biến động nhiều như giá cổ phiếu. Các công ty phát hành trái phiếu thường cam kết lợi nhuận 7% - 12% tuỳ vào doanh nghiệp. Khi trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản thì trái chủ sẽ luôn được ưu tiên thanh toán trước so với cổ đông. Tuy nhiên, dù đầu tư bất kể hình thức nào vẫn đều có một số rủi ro nhất định, vì vậy bạn cần phải lựa chọn một doanh nghiệp uy tín để đầu tư.
Thu nhập: Trái phiếu mang lại nguồn thu nhập ổn định và có thể dự đoán được. So với gửi tiết kiệm thông thường, trái phiếu mang lại cho bạn lãi suất hàng tháng cao hơn. Bạn thường sẽ có một khoản lãi cố định hai lần trên một năm.
Cộng đồng: Khi bạn đầu tư vào trái phiếu chính phủ, bạn có thể giúp cải thiện hệ thống trường học địa phương, xây dựng bệnh viện hoặc phát triển một khu vườn công cộng.
Đa dạng hóa: Có lẽ lợi ích lớn nhất của việc đầu tư vào trái phiếu là sự đa dạng hóa trái phiếu mang lại cho danh mục đầu tư của bạn. Về lâu dài, cổ phiếu có kết quả tốt hơn trái phiếu, nhưng kết hợp cả hai sẽ làm giảm rủi ro tài chính của bạn. Các nhà đầu tư có xu hướng phân bổ phần trăm lớn hơn số tiền của họ vào trái phiếu khi họ già đi và muốn đánh đổi sự tăng trưởng để đảm bảo an toàn.
Nhược điểm
Thời gian đầu tư: Trái phiếu yêu cầu bạn cần đầu tư tiền của mình trong một khoảng thời gian dài hạn. Ít nhất là từ 3-6 tháng. Tuy nhiên theo những nhà đầu tư lâu năm thì trái phiếu mang lại hiệu quả khi đầu tư từ 3-5 năm
Rủi ro về lãi suất: Bởi vì lượng trái phiếu được bán ra và mức lãi suất thường tỉ lệ nghịch với nhau. Càng nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua trái phiếu của một doanh nghiệp nào đó thì mức lãi suất của trái phiếu đó sẽ càng giảm. Khi lãi suất tăng, các nhà đầu tư sẽ buộc phải bán các trái phiếu lãi suất thấp ban đầu, điều này dẫn đến tình trạng thua lỗ khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Nhà phát hành phá sản/giải thể : đây được xem là rủi ro lớn nhất của các nhà đầu tư trái phiếu khi đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động thiếu ổn định. Đã có không ít trường hợp nhiều doanh nghiệp sau khi huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đã lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng chi trả cả vốn lẫn lãi cho nhà đầu tư. Việc không tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư có thể dẫn tới rủi ro đáng tiếc này. Tuy nhiên, trong trường hợp phá sản hoặc giải thể, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải ưu tiên giải quyết thanh toán cho các trái chủ (nhà đầu tư trái phiếu) trước rồi mới tới những người sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp.
Lợi tức nhỏ hơn so với trái phiếu: Lợi tức đầu tư bạn nhận được từ trái phiếu về cơ bản thấp hơn đáng kể so với những gì bạn nhận được với cổ phiếu.
Tham khảo:
- Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý
- Những lời khuyên về cách đầu tư tiền thông minh của Warren Buffett
Cách đầu tư trái phiếu hiệu quả, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư mới bắt đầu
1. Hãy tìm hiểu kỹ về nhà phát hành trái phiếu
Trước khi đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư nên cẩn trọng tìm hiểu và điều tra kỹ về mọi mặt của nhà phát hành trái phiếu đó. Để đầu tư trái phiếu mang lại hiệu quả cao, nhà đầu tư cần phải chắc chắn nhà phát hành trái phiếu đó được đánh giá là uy tín, hoạt động ổn định trên thị trường để tránh tình trạng phá sản/ vỡ nợ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó có tốt hay không? Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là ai? Họ có dẫn dắt tốt doanh nghiệp hay không?...
2. Lưu ý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Hãy chắc chắn là tài sản đảm bảo đã được nhà nước công nhận và lưu hành trên thị trường. Đối với tài sản đảm bảo là cổ phiếu thì bạn cần xem xét rõ đó là cổ phiếu của công ty nào. Nếu là cổ phiếu của chính công ty phát hành trái phiếu thì cần nắm rõ giá trị của cổ phiếu đó như thế nào? tính thanh khoản có ổn định không. Có trường hợp công ty phát hành trái phiếu sử dụng cổ phiếu của một công ty khác để làm tài sản đảm bảo thì nên kiểm tra kỹ để tránh công ty rủi ro là nó đã chết. Còn với trường hợp không có tài sản đảm bảo thì hãy lựa chọn ngân hàng để đảm bảo an toàn nhé.
3. Chú ý đến lãi suất phát hành trái phiếu
Khi tìm hiểu để đầu tư trái phiếu của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải làm rõ, lãi suất ra sao, loại hình đầu tư của họ là gì, so sánh mối tương quan giữa lãi suất phát hành và lãi suất mua bán và lãi suất đó so với thị trường. Thường với các công ty/ doanh nghiệp phát hành trái phiếu, lãi suất càng cao sẽ tương ứng với rủi ro càng cao và ngược lại.
Kết luận
Mong rằng những thông tin trên đây Vietcap cung cấp sẽ hữu ích với nhà đầu tư trong việc tìm hiểu và lựa chọn đầu tư trái phiếu an toàn mang lại hiệu quả tốt nhất cho nhà đầu tư. Hãy nhớ rằng, để đầu tư bất kỳ loại hình đầu tư gì thì nên hiểu về thị trường và nắm rõ những kiến thức cơ bản về nó.
Powered by Froala Editor