Chia tách cổ phiếu là một hoạt động được thực hiện trong các doanh nghiệp. Việc chia tách cổ phiếu khiến số lượng cổ phiếu doanh nghiệp tăng lên trong khi đó vốn điều lệ là không thay đổi. Là một nhà đầu tư, bạn đã hiểu về khái niệm phân tách cổ phiếu là gì chưa, hãy cùng Vietcap tìm hiểu nhé!

Chia tách cổ phiếu là gì?

Chia tách cổ phiếu là hoạt động được các công ty phát hành cổ phiếu thực hiện. Qua việc tăng số lượng cổ phiếu và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến khối lượng vốn của công ty. Giá trị thực tế vốn tham gia vẫn được phản ánh một cách hiệu quả.

Ví dụ:

Năm 2020, công ty X phát hành 1.000 cổ phiếu với mệnh giá 100.000đ/1 cổ phiếu. Tuy nhiên, công ty X có thể thu hút nhiều cổ đông hơn bằng việc giảm giá thị trường của mỗi cổ phiếu.

Để đạt được mục đích đó, công ty X chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 và cổ đông cũng sẽ nhận được số lượng cổ phiếu gấp đôi. Điều này đồng nghĩa là nếu như trước kia các nhà đầu tư nắm giữ 1 cổ phiếu thì hiện tại sẽ là 2 cổ phiếu. Tổng cổ phiếu phát hành của công ty X hiện tại là 2.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của công ty X cũng sẽ bị giảm còn 50 nghìn/1 cổ phiếu.

Tại sao phải chia tách cổ phiếu?

  • Doanh nghiệp muốn giữ lại phần lợi nhuận từ việc chia tách cổ phiếu để tiếp tục tái đầu tư thay vì chia số lợi nhuận đó cho cổ đông.
  • Chia tách cổ phiếu hay chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng lượng cổ phiếu lưu hành. Qua đó, giúp làm cho thanh khoản mua bán của cổ phiếu đó tăng lên và tốt cho doanh nghiệp sau này có muốn phát hành cổ phiếu thêm cũng sẽ có người mua.
  • Doanh nghiệp bị thiếu hụt dòng tiền hay muốn giữ lại với mục đích cá nhân, ban quản trị sẽ chia cổ phiếu cho cổ đông thay vì phải chia tiền. Bằng cách này, cổ đông sẽ ngộ nhận là mình được nhận thêm cổ phiếu nhưng thực chất là mình chẳng được gì.

Các hình thức chia tách cổ phiếu

Chia cổ tức bằng cổ phiếu

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tức là doanh nghiệp sẽ phát hành bổ sung thêm một số cổ phiếu để trả cho các cổ đông. Hình thức này về cơ bản không làm thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đặc điểm: 

  • Tăng số lượng cổ phiếu lên.
  • Giá trị trên mỗi cổ phiếu giảm.
  • Chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến sự điều chỉnh giá vào ngày giao dịch không hưởng quyền.
  • Bản chất là doanh nghiệp tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhưng không tạo ra bất kỳ dòng tiền nào vào doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư cũng không thay đổi.

Phát hành cho cổ đông hiện hữu

Ưu tiên quyền mua cổ phiếu dành cho các cổ đông hiện hữu của công ty, là cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần tại thời điểm mà công ty đang hoạt động. Những cổ đông đang nắm giữ cổ phần doanh nghiệp lúc này sẽ được mua cổ phiếu thường mới phát hành với giá ưu đãi. Giá này thường sẽ thấp hơn so với giá thị trường. Quyền này có thời hạn ngắn trong vòng từ 30 đến 45 ngày.

Đặc điểm: 

  • Tăng số lượng cổ phiếu lên.
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm.
  • Ảnh hưởng đến sự điều chỉnh giá vào ngày giao dịch không hưởng quyền.
  • Khi công ty phát hành cổ phiếu mới, các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền để sở hữu các cổ phiếu này. Chính vì vậy dòng tiền từ nhà đầu tư sẽ chảy vào doanh nghiệp.
  • Tăng vốn chủ sở hữu lên.
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư sẽ giảm xuống nếu như không thực hiện quyền mua và tỷ lệ này sẽ không đổi nếu thực hiện.

Phát hành cổ phiếu riêng lẻ

Phát hành riêng lẻ là việc phát hành cổ phiếu trong một phạm vi nhất định. Thông thường các nhóm đối tượng mua thường là các cổ đông chiến lược hoặc các nhà chuyên gia đầu tư. Hoạt động phát hành chịu sự điều chỉnh theo Luật công ty.

Đặc điểm: 

  • Tăng số lượng cổ phiếu
  • Giảm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
  • Không làm ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá của ngày giao dịch không hưởng quyền.
  • Số lượng vốn huy động nhỏ, mục đích để giảm chi phí; phát hành cho cán bộ, viên chức của công ty
  • Dòng tiền sẽ chảy vào doanh nghiệp.
  • Tăng vốn chủ sở hữu lên
  • Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư giảm xuống theo tỷ lệ phần trăm.

ESOP

Đây là cổ phần ưu đãi mà doanh nghiệp chỉ bán ưu đãi cho những người lao động với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Những người này thường có đóng góp trong sự phát triển của công ty, thường là các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc và nhân viên trong công ty.

Đặc điểm: 

  • Tăng số lượng cổ phiếu lên.
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm.
  • Không làm ảnh hưởng đến sự điều chỉnh giá của ngày giao dịch không hưởng quyền.
  • Dòng tiền chảy vào doanh nghiệp nếu mua với giá ưu đãi nếu mua với giá 0 đồng thì không có dòng tiền chảy vào.
  • Vốn chủ sở hữu không thay đổi nếu mua với giá 0 đồng. Vốn chủ sở hữu sẽ tăng nếu mua với giá ưu đãi.
  • Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư giảm.
  • Tổng số cổ phiếu phát hành trong mỗi 12 tháng không vượt quá 5% số cổ phiếu hiện đang lưu hành của công ty

Ưu điểm và nhược điểm của chia tách cổ phiếu

Ưu điểmNhược điểm
  • Cải thiện tính thanh khoản, chênh lệch giá mua và giá bán thu hẹp lại.
  • Các nhà quản lý danh mục đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu cũ để mua cổ phiếu mới nếu giá cổ phiếu giảm xuống mức thấp.
  • Một số nghiên cứu cho rằng các cổ phiếu đã phân tách có khả năng hoạt động tốt hơn những năm sau khi chia tách.
  • Quyền chọn bán thường sẽ rẻ hơn
  • Giá cổ phiếu sẽ thường có xu hướng tăng lên khá nhiều
  • Việc chia tách cổ phiếu thường làm cho thị trường có thể biến động nhiều hơn do giá cổ phiếu mới. Sẽ có nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu từ bây giờ vì nó có thể rẻ hơn nhiều. Những nhà đầu tư ít kinh nghiệm thường sẽ nhầm tưởng về sự chia tách này là một dấu hiệu tốt.
  • Không phải cứ đợt chia tách nào cũng làm cổ phiếu tăng giá. Giá trị lâu dài của một doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định cuối cùng.

Diễn biến giá cổ phiếu trong giai đoạn chia tách

Diễn biến giá cổ phiếu quanh thời điểm được chia tách thường trải qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Trước khi công bố thông tin về việc chia tách. Một số nhà đầu tư có thông tin nội gián hay nghe ở đâu đó và mua cổ phiếu vào. Lúc đó giá cổ phiếu chưa tăng và cũng chưa mạnh.
  • Giai đoạn 2: Thông tin chia tách cổ phiếu được chính thức công bố ra công chúng. Lúc đó nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua vào và giá cổ phiếu tăng mạnh.
  • Giai đoạn 3: Khi giá cổ phiếu tăng mạnh, đến 1 thời điểm các đầu tư ngắn hạn chợt nhận thấy đã thoả mãn với kỳ vọng và bán ra làm giá cổ phiếu giảm xuống
  • Giai đoạn 4: Đến thời gian cận kề việc chia tách, các nhà đầu tư nhận thấy đến thời điểm chia tách thì lại lao vào mua cổ phiếu. Do có sự tham gia của các nhà đầu tư mới, vì thế các nhà đầu tư ngắn hạn quay trở lại khiến giá lại tăng mạnh lên.
  • Giai đoạn 5: Ngay sau khi chia tách thì giá cổ phiếu có sự điều chỉnh thấp nên thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư mới mua vào khiến giá có thể cao lên một chút rồi sau đó lại đi xuống. Lúc này, giá cổ phiếu sẽ đi vào sự ổn định hơn để chờ đợi những thông tin mới.

Xem thêm:

Phân tách cổ phiếu là một hoạt động đặc biệt của mỗi doanh nghiệp. Việc phân tách này có thể tác động đến quyền lợi và lợi nhuận của các nhà đầu tư. Do đó, bạn nên  nắm vững các kiến thức này để đầu tư một cách an toàn và sáng suốt nhất. Hy vọng qua thông tin trên đây có thể giúp các bạn hiểu rõ trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu là gì và làm sao để ứng dụng hiệu quả trong việc mua bán cổ phiếu.

Powered by Froala Editor