Margin Call hay ở Việt Nam thường được dùng là Call Margin có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhà đầu tư trong nước sau một năm 2022 thị trường giảm mạnh. Hàng loạt đợt Call Margin được các công ty chứng khoán gửi đến nhà đầu tư cũng như xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông khiến cho thị trường đã ảm đạm lại càng thêm phần hoang mang.
Vậy Call Margin là gì? Khi nào thì nhà đầu tư bị Call Margin và nên làm gì khi bị Call Margin? Để trả lời những câu hỏi này, mời nhà đầu tư cùng xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Margin là gì?
Margin hiểu theo nghĩa là một động từ trong tiếng Việt là hành động nhà đầu tư vay thêm tiền của công ty chứng khoán để mua được lượng chứng khoán lớn hơn số tiền thực có của nhà đầu tư và dùng chính số lượng chứng khoán đó để làm tài sản thế chấp.
Đòn bẩy tài chính ấy sẽ giúp cho nhà đầu tư có được lợi nhuận nhiều hơn khi giá cổ phiếu tăng lên, tuy nhiên giá trị tài sản cũng sẽ giảm đi nhanh hơn nếu cổ phiếu đó giảm xuống.
Có thể nói, giao dịch ký quỹ là một công cụ tài chính giúp cho nhà đầu tư có thể vay tiền nhanh chóng và gia tăng sức mua mà không cần phải thực hiện quá nhiều bước thủ tục như việc vay tiền bên ngoài. Tuy nhiên số tiền ấy chỉ có thể dùng để giao dịch chứng khoán chứ không thể rút ra bên ngoài để sử dụng.
Call Margin là gì?
Để đảm bảo số tiền cho vay được hoàn trả đúng và đủ về số lượng và thời gian, các công ty chứng khoán chỉ chấp nhận cho nhà đầu tư vay trong một danh mục chứng khoán nhất định với số lượng và thời gian nhất định, một công cụ được các công ty chứng khoán sử dụng là tỷ lệ CMR được tính bằng công thức
CMR = (Tài sản ròng) / (Tổng tài sản)
Việc kiểm soát tỷ lệ CMR luôn phải lớn hơn một mức nhất định để đảm bảo khi chứng khoán được bán ra nhanh chóng với số lượng lớn thì công ty chứng khoán vẫn có thể thu hồi toàn bộ lãi và gốc.
Call Margin là trường hợp công ty chứng khoán thông báo đền nghị khách hàng gia tăng số lượng chứng khoán thế chấp hoặc nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho khoản vay.
Force sell hay lệnh thanh lý bắt buộc - còn được biết đến với tên gọi lệnh bán giải chấp cổ phiếu - là trạng thái khi tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư vi phạm hoặc chạm mức CMR tối thiểu do công ty chứng khoán quy định.
Xem lại Mối liên hệ giữa tỷ lệ CMR và bán giải chấp cổ phiếu
Khi nào thì bị Call Margin
Khi giá cổ phiếu giảm làm cho tỷ lệ CMR của nhà đầu tư thấp hơn tỷ lệ quy định của công ty chứng khoán, nhà đầu tư sẽ nhận được một thông báo bằng tin nhắn SMS hoặc email hoặc cả hai để nhắc nhở và hướng dẫn xử lý ngay trong phiên giao dịch hôm sau. Tỷ lệ CMR mà các công ty chứng khoán thường đưa ra để bắt đầu Call Margin là từ 30% đến 35%, để tránh việc quá hối thúc nhà đầu tư, lệnh Force Sell sẽ có tỷ lệ CMR thấp hơn so với lệnh Call Margin từ 5% đến 10% tùy công ty.
Nên làm gì khi bị Call Margin?
Trong tin nhắn và email của công ty chứng khoán thường nêu rõ số tiền cần phải nộp thêm hoặc giá trị cổ phiếu cần phải bán để duy trì tỷ lệ CMR ở mức an toàn. Nhà đầu tư nên thực hiện theo một trong hai phương án trên để tránh bị Force Sell.
Do tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định là 50% nên khi rơi vào tình trạng bị Call Margin nghĩa là danh mục cổ phiếu đang gặp vấn đề hoặc thị trường chung đang không ủng hộ tăng giá. Call Margin có thể là một tín hiệu cảnh báo để nhà đầu tư cân nhắc về vị thế cổ phiếu đang nắm giữ.
Nhà đầu tư có thể tham vấn ý kiến của Broker hỗ trợ trực tiếp tài khoản của mình để đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất.
Xem thêm:
- Làm thế nào để áp dụng phân kỳ hiệu quả trong việc phân tích diễn biến giá?
- Đầu tư tài chính là gì? Đầu tư như thế nào hiệu quả và an toàn?
- Bear Trap là gì? Nguyên nhân, cách xác định và làm thế nào để phòng tránh
Tổng kết:
- Call Margin là thông báo từ công ty chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư nộp tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để đảm bảo an toàn cho khoản vay.
- Call Margin xuất hiện khi tỷ lệ CMR giảm xuống thấp chạm hoặc dưới mức quy định của công ty chứng khoán.
- Call Margin là một cảnh báo để cân nhắc về việc điều chỉnh danh mục đầu tư.
Đòn bẩy tài chính là một kỹ thuật cho phép nhà đầu tư tăng cường sức mạnh tài chính của mình để đầu tư trong chứng khoán. Tuy nhiên, sử dụng Margin cũng tăng gấp đôi rủi ro cho nhà đầu tư, vì nếu giá cổ phiếu hoặc chứng khoán giảm. Là một nhà đầu tư, bạn cần luôn luôn lưu ý tới rủi ro và cẩn thận trong việc đầu tư. Chúc bạn thành công!
Powered by Froala Editor