Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đã công bố KQKD hợp nhật 6 tháng đầu năm 2021 với lợi nhuận sau thuế đạt 7,2 nghìn tỷ đồng (+37,1% YoY), đạt 48% dự báo năm 2020 của chúng tôi. Thu nhập lãi ròng (NII) trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 16,7% YoY - đạt 51% so với dự báo 2021 của chúng tôi - với NIM hợp nhất đạt 8,86% (+40 điểm cơ bản YoY) so với NIM dự phóng năm 2021 của chúng tôi là 8,75%. Tỷ lệ (thu nhập/chi phí) CIR 6 tháng đầu năm 2021 có giảm 7,5 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái còn 23,4%. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất ở mức 3,47% so với dự phóng năm 2021 của chúng tôi là 3,34%. Chúng tôi dự báo không có thay đổi đáng kể đối với các dự báo hiện tại của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
- Tăng trưởng cho vay hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6,9%, đến từ mức tăng trưởng cho vay 13% và -12% tại ngân hàng mẹ và FE Credit (FEC) trong 6 tháng đầu năm 2021. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2021 tại ngân hàng mẹ là 4,5% khi số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm 14,2% trong 6 tháng đầu năm 2021 xuống 26,3 nghìn tỷ đồng. Số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm 29% từ mức đỉnh 1,6 tỷ USD vào quý 3/2020.
- Dư nợ vay của FEC giảm trong 6 tháng đầu năm 2021 với số dư 61,3 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ xử lý nợ trên khoản vay gộp 6 tháng 2021 tại FEC là 17,9% (+5,64 điểm % YoY) - mức cao nhất mà chúng tôi có dữ liệu - dẫn đến tỷ lệ nợ xấu là 9,05% (+410 điểm cơ bản YoY).
- Ngoài ra, tỷ lệ xử lý nợ hiện khá ổn định ở ngân hàng mẹ với tỷ lệ xử lý nợ dược ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2021 đối với các khoản vay gộp ở mức 2,27% (-2 điểm cơ bản YoY). Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ cũng giảm 54 điểm cơ bản YoY xuống 2,11%.
- Thu nhập từ thu hồi nợ xử lý hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 là 1,38 nghìn tỷ đồng (+34,5% YoY), được đóng góp bởi thu nhập phục hồi mạnh mẽ ở cả FEC (+51% YoY) và ngân hàng mẹ (+22,2% YoY) . Thu nhập từ thu hồi nợ đã xử lý từ các khoản vay gộp tại ngân hàng mẹ và FEC đạt lần lượt là 0,57% và 2,15% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Sự cải thiện về tỷ lệ CASA đã bù đắp mức giảm của lợi suất IEA và hỗ trợ tăng trưởng NIM trong 6 tháng đầu năm 2021. Lợi suất IEA hợp nhất tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2021 còn 12,96% (-12 điểm cơ bản YoY). Tuy nhiên, tỷ lệ CASA hợp nhất đã tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6,4 điểm % YoY trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp như hiện nay. Do đó, chi phí vốn hợp nhất giảm xuống còn 4,53% (-164 điểm cơ bản YoY; -159 điểm cơ bản QoQ) và tiếp tục hỗ trợ việc tăng trưởng NIM ở cả ngân hàng mẹ (+217 điểm cơ bản YoY) và ngân hàng hợp nhất (+40 điểm cơ bản YoY). Do đó, FEC tiếp tục chịu áp lực giảm NIM trong 6 tháng đầu năm 2021 sau khi NIM giảm 4 điểm % trong năm tài chính 2020.
Thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng trưởng 51,5% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021, cho thấy động lực tăng trưởng của VPB hiện đang nghiêng về phí dịch vụ và hoạt động phi tín dụng. NFI thuần (không bao gồm thu nhập từ giao dịch ngoại hối) tăng 50% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021, đạt 41% dự báo năm tài chính 2021 của chúng tôi nhờ vào việc thúc đẩy phát hành thẻ, bancassurance và các dịch vụ thanh toán. Doanh thu thuần từ đầu tư chứng khoán tăng 1,7 lần lên 1,64 nghìn tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020 nhờ VPB linh hoạt tận dụng các yếu tố thị trường thuận lợi.
Chi phí dự phòng hợp nhất tăng 34,5% trong khi tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng hoàn toàn là do FEC trong 6 tháng đầu năm 2021. Chi phí dự phòng tại ngân hàng mẹ tăng 29% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021 nhìn chung phù hợp với tăng trưởng cho vay 21,1% YoY. Nguyên nhân chính khiến chi phí dự phòng hợp nhất tăng là do dự phòng tại FEC tăng 37,8% YoY, chiếm 64% tổng chi phí dự phòng hợp nhất. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tại FEC trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 410 điểm cơ bản lên 9,05%; trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ đã cải thiện 54 điểm cơ bản đạt 2,11% trong 6 tháng đầu năm 2021. Chúng tôi hiện đang chờ công ty công bố về các khoản vay tái cơ cấu theo Thông tư 01 để hoàn thiện đánh giá về chất lượng tín dụng.