toggle icon
logo text
logo symbol
toggle icon
Quay lại

VPB – Đà tăng trưởng mạnh sẽ tiếp tục trong năm 2025 – Báo cáo Gặp gỡ NĐT

Phân tích doanh nghiệp

19/02/2025

Nhìn chung, lợi nhuận năm 2024 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của chúng tôi nhờ chi phí hoạt động thấp hơn dự kiến và sự phục hồi mạnh của FE Credit (FEC), cùng với sự cải thiện của các chỉ số nợ xấu hợp nhất tốt hơn kỳ vọng của chúng tôi.  Ban lãnh đạo cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2025 đối với sự tăng trưởng của VPB và khả năng kiểm soát chất lượng tài sản, dù nhận thấy áp lực chi phí huy động tăng. Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng cho biết cần theo dõi chặt chẽ những biến động từ nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng đối với dự báo lợi nhuận năm 2025 của chúng tôi cho VPB nhờ động lực tăng trưởng mạnh và đóng góp lợi nhuận tốt hơn từ FEC.

Những ghi nhận chính từ cuộc họp:

1. Triển vọng môi trường kinh doanh:

  • Tăng trưởng GDP năm 2024 mạnh mẽ, nhưng doanh số bán lẻ phục hồi chậm hơn so với các lĩnh vực khác. Ngân hàng dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2025.
  • Ngành bất động sản: Tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản mạnh hơn tín dụng tiêu dùng bất động sản trong năm 2024, thanh khoản đang dần phục hồi, nhưng rủi ro tài chính và giá nhà ở vẫn còn.
  • Dự báo của VPB: lạm phát đạt 4%-5%; tăng trưởng tiền gửi toàn hệ thống đạt 11%-12%; tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 15%-16%; lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng 24-44 điểm cơ bản; lãi suất tiền gửi 12 tháng tăng 30-70 điểm cơ bản. FDI vẫn mạnh và bất động sản tiếp tục phục hồi với sự hỗ trợ của Chính phủ.

2. Mục tiêu năm 2025 của ngân hàng mẹ:

  • Tăng trưởng tín dụng: 20%-25%
  • Tăng trưởng tiền gửi: 30%. VPB đặt mục tiêu cải thiện tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) trong năm 2025 (LDR năm 2024 đạt 81,6% so với mức trần theo quy định là 85%). Các động lực tăng trưởng huy động vốn chính: (1) thu hút thêm tiền gửi khách hàng bằng cách mở rộng kênh hợp tác (ví dụ: MWG) và nâng cấp cung ứng dịch vụ thanh toán, (2) ra mắt sản phẩm chứng chỉ tiền gửi mới, (3) đa dạng hóa nguồn vốn huy động (ví dụ: thị trường liên ngân hàng trong nước, huy động vốn nước ngoài).
  • NIM dự kiến đi ngang YoY do áp lực tăng chi phí huy động vốn và cạnh tranh lãi suất cho vay để mở rộng thị phần.
  • Tỷ lệ nợ xấu dự kiến đi ngang YoY (kiểm soát dưới 3%; năm 2024: 2,47%)
  • Chi phí tín dụng sau thu hồi nợ xấu giảm xuống dưới 2% (so với mức 2,59% vào năm 2024)
  • Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) có thể tăng lên khoảng 25% (so với mức 21,7% vào năm 2024) do đầu tư vào công nghệ. Con số này vẫn ở mức thấp so với các ngân hàng khác.

3. Các vấn đề khác:

  • Chiến lược của VPB trong mảng bất động sản: Tín dụng bất động sản của VPB vẫn mạnh mẽ vì ngân hàng đánh giá sự phục hồi của bất động sản là yếu tố thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng tập trung vào nhà ở tại miền Bắc, nơi có đà phục hồi mạnh hơn và chọn lọc các dự án phù hợp. Các mảng tiềm năng khác bao gồm các bất động sản khu công nghiệp (hưởng lợi từ dòng vốn FDI mạnh mẽ) và nhà ở xã hội (theo chỉ đạo của Chính phủ).
  • FE Credit: Quý 4/2024 là quý đầu tiên FEC tăng trưởng dư nợ trong 2 năm qua. Tổng giải ngân mới tăng 40% YoY trong năm 2024. Cho vay mua sắm tiêu dùng lâu bền tăng mạnh, nhờ nâng cấp hợp tác với MWG. FEC ghi nhận lợi nhuận đạt 500 tỷ đồng vào năm 2024 sau khi lỗ trong giai đoạn 2022-2023 nhờ khôi phục giải ngân, cải thiện chi phí huy động vốn, chi phí tín dụng và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 15% trong năm 2025 (so với mức 10% vào năm 2024) và chi phí huy động vốn của FEC giảm YoY.
  • GPBank: VPB đang hỗ trợ Ngân hàng GPBank về quản lý, CNTT và mở rộng mô hình kinh doanh. Các ưu đãi đặc biệt bao gồm miễn hợp nhất báo cáo tài chính & tính toán các hệ số an toàn, hạn mức tín dụng ưu đãi, tiềm năng nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) lên trên 30%, tạo động lực tăng trưởng dài hạn cho VPB.

Powered by Froala Editor

Tư vấn nhanh và chính xác nhất, gọi ngay: (+84) 2 8888 2 6868

/en/research-center/vpb-strong-growth-momentum-to-continue-in-2025-analyst-meeting-note