toggle icon
logo text
logo symbol
toggle icon
Quay lại

TCB - Tất cả thành phần của TOI tăng mạnh; LNST vượt dự báo - Báo cáo KQKD

Phân tích doanh nghiệp

09/08/2021

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) đã công bố KQKD hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 với LN trước dự phòng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt lần lượt là 13 nghìn tỷ đồng (+63,4% YoY) và 9,1 nghìn tỷ đồng (+72,7% YoY), lần lượt hoàn thành 54,9% và 55,0% dự báo 2021 của chúng tôi. Lợi nhuận tăng mạnh được hỗ trợ bởi (1) mức tăng 56,0% và 53,9% YoY trong thu nhập từ lãi (NII) và thu nhập từ phí (NFI) (bao gồm kinh doanh ngoại hối), (2) mức tăng 47,2% YoY trong lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư và (3) thu nhập ròng khác tăng 46,9% YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi mức tăng lần lượt là 34,4% và 19,6% YoY của chi phí từ HĐKD và chi phí dự phòng. Do kết quả 6 tháng năm 2021 chưa phản ánh tác động của việc thực hiện giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam từ đầu tháng 6/2021, chúng tôi sẽ cần phải trao đổi thêm với TCB để xem liệu làn sóng COVID-19 thứ tư có thể tác động đến ngân hàng ở mức độ nào. Tại thời điểm này, do TCB vẫn chưa công bố các đợt cắt giảm lãi suất cho vay mới như các ngân hàng khác, chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận năm 2021 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

NIM đạt mức cao kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2021. TCB báo cáo NIM 6 tháng đầu năm 2021 tăng 130 điểm cơ bản YoY đạt 5,81% nhờ (1) lợi suất tài sản sinh lãi (IEA yield) tăng 16 điểm cơ bản YoY, (2) chi phí huy động (COF) giảm 131 điểm cơ bản YoY và (3) tăng trưởng cho vay 6 tháng đầu năm 2021 cao ở mức 13,0% vượt xa tăng trưởng tiền gửi 4,3% (tăng trưởng so với cuối năm 2020). Chúng tôi cho rằng COF giảm là do (1) môi trường lãi suất thấp sau một loạt các đợt cắt giảm lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020 và (2) CASA là 46,1% trong nửa đầu năm 2021 so với 34,4% trong nửa đầu năm 2020. Trong khi đó, chúng tôi cho rằng lợi suất IEA tăng một phần có thể là do hoàn nhập lãi dự thu trong quý 2/2020 (chia sẻ của Chủ tịch TCB tại ĐHCĐ năm ngoái; chúng tôi quan sát thấy số dư lãi dự thu giảm 1 nghìn tỷ đồng QoQ trong quý 2/2020 trong khi tăng 72 tỷ đồng QoQ vào quý 2/2021). Trên cơ sở QoQ, NIM tăng 5 điểm cơ bản, chủ yếu là do (1) mức tăng 2 điểm cơ bản QoQ trong lợi suất IEA và (2) mức giảm 4 điểm cơ bản QoQ trong COF mà chúng tôi cho rằng chủ yếu là do CASA QoQ cao hơn.

NOII tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2021. NFI 6 tháng đầu năm 2021 (bao gồm thu nhập từ giao dịch ngoại hối) tăng 53,9% YoY nhờ (1) NFI thuần tăng 40,9% YoY cùng với (2) lãi 166 tỷ đồng từ giao dịch ngoại hối so với khoản lỗ 59 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020. Về riêng NFI thuần, phí thuần từ dịch vụ ngân hàng (bao gồm dịch vụ thương mại, quản lý tiền mặt và các khoản mục liên quan đến bán lẻ như thẻ tín dụng) tăng 70% YoY (đóng góp 38% vào NFI). Phí ròng từ bancassurance đã quay trở lại tăng trưởng dương sau kết quả không quá tích cực vào năm 2020 (+48,1% YoY - đóng góp 18% vào NFI). Đáng chú ý, thu nhập từ dịch vụ chứng khoán có mức tăng trưởng cao nhất YoY trong số các khoản mục của NFI thuần (226% YoY - đóng góp 9,5% vào NFI). Tổng lãi ròng từ chứng khoán kinh doanh và đầu tư tăng 42,2% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021 (đóng góp 25% vào NOII), chủ yếu có thể do được thúc đẩy bởi lãi từ trái phiếu trong bối cảnh lãi suất thấp. TCB ghi nhận sự thu hồi mạnh mẽ từ các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng trong 6 tháng đầu năm 2021 (+172% YoY), đóng góp 13% vào tổng NOII. 

Các chỉ số chất lượng tín dụng được cải thiện trong quý 2/2021. Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2021 là 0,36% (-3 điểm cơ bản QoQ và -55 điểm cơ bản YoY). Các khoản nợ nhóm 2/tổng cho vay giảm 33 điểm cơ bản YoY đạt 0,68% trong quý 2/2021. Lãi dự thu trong quý 2/2021 trên IEA giảm xuống còn 1,23% (-9 điểm cơ bản QoQ và -30 điểm cơ bản YoY). Tỷ lệ LLR quý 2/2021 tăng lên 259% (+40 điểm % QoQ và +150 điểm % YoY). TCB ghi nhận 425 tỷ đồng nợ xử lý bằng dự phòng trong nửa đầu năm 2021, tương ứng với tỷ lệ xử lý nợ gộp trên tổng dư nợ là 0,14% so với 0,75% trong cùng kỳ năm 2020.

Tư vấn nhanh và chính xác nhất, gọi ngay: (+84) 2 8888 2 6868

/en/research-center