- 29 cổ đông (chiếm 86,29% tổng quyền biểu quyết) đã tham dự ĐHCĐ của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) vào ngày 27/04.
- Cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu đạt 12,3 nghìn tỷ đồng (+2% YoY) và LNTT đạt 555 tỷ đồng (-14% YoY, 60% dự báo LNST năm 2024 của chúng tôi). Chúng tôi cho rằng kế hoạch này đến từ quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo khi LNTT thực tế của QTP cao hơn gấp đôi so với kế hoạch trong 5 năm qua. Ngoài ra, LNST quý 1/2024 đạt 227 tỷ đồng (+57% YoY, hoàn thành 27% dự báo cả năm của chúng tôi là 830 tỷ đồng, +57% YoY).
- Cổ đông thông qua cổ tức tiền mặt năm 2023 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu và cổ tức tiền mặt năm 2024 ở mức 1.000 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi hiện dự báo cổ tức tiền mặt lần lượt đạt 1.886 đồng/cổ phiếu và 1.800 đồng/cổ phiếu cho năm 2023 và 2024. Trước đây, QTP đã trả cổ tức tiền mặt cho năm 2021/2022/2023 cao hơn 60%/125%/50% so với kế hoạch.
- Ban lãnh đạo cho rằng sản lượng điện hợp đồng thấp hơn là cơ hội do QTP có lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp, giúp QTP có được lợi nhuận tốt trên thị trường CGM.
- Quan điểm của chúng tôi: Chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng đối với dự báo lợi nhuận của chúng tôi cho QTP trong giai đoạn 2025-2028 do thành phần cố định dự kiến trong hợp đồng PPA cao hơn 5%. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với dự báo lợi nhuận năm 2024 của chúng tôi do chi phí bảo trì cao hơn dự kiến, điều này có thể ảnh hưởng chi phí khấu hao thấp hơn dự kiến và thành phần cố định cao hơn dự kiến trong PPA.
Kế hoạch thận trọng cho năm 2024 với LNTT giảm 14% YoY, mặc dù doanh thu dự kiến tăng 2% YoY.
- QTP đặt kế hoạch cho năm 2024 với doanh thu đạt 12,3 nghìn tỷ đồng (+2% so với kết quả năm 2023; +3% so với kế hoạch năm 2023) và LNTT đạt 555 tỷ đồng (-14% so với kết quả năm 2023; +20% so với kế hoạch năm 2023), tương đương 100% và 60% dự báo tương ứng của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng điều này đến từ quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo trong việc ước tính chi phí. Trong giai đoạn 2019-2023, LNTT thực tế của QTP cao hơn trung bình 2 lần so với kế hoạch.
- Kế hoạch doanh thu này hoàn thành dự báo của chúng tôi mặc dù kế hoạch sản lượng điện thương phẩm đạt 7,0 tỷ kWh (-1% so với kết quả năm 2023; +3% kế hoạch năm 2023), chỉ tương đương 98% dự báo của chúng tôi. Điều này cho ban lãnh đạo QTP ước tính giá bán trung bình cao hơn dự báo hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng điều này đến từ việc chúng tôi đã đánh giá thấp thành phần cố định của QTP trong hợp đồng PPA, khi chúng tôi ước tính thành phần cố định của PPA sẽ giảm 5% YoY.
Cổ tức và phân bổ quỹ:
- Cổ tức tiền mặt năm 2023: QTP tăng cổ tức tiền mặt năm 2023 từ 1.000 đồng/cổ phiếu lên 1.500 đồng/cổ phiếu. Mức cổ tức tiền mặt này thấp hơn dự báo hiện tại của chúng tôi là 1.886 đồng/cổ phiếu. Tính đến hiện tại, QTP đã tạm ứng 1.036 đồng/cổ phiếu cổ tức tiền mặt năm 2023 (bao gồm 750 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2023 và 286 đồng/cổ phiếu bằng việc tái phân bổ quỹ đầu tư phát triển). Điều này tương ứng cổ tức tiền mặt năm 2023 còn lại là 464 đồng/cổ phiếu.
- Cổ tức tiền mặt năm 2024: QTP dự kiến trả cổ tức tiền mặt năm 2024 ở mức 1.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn dự báo của chúng tôi là 1.800 đồng/cổ phiếu. Trước đây, QTP đã trả cổ tức tiền mặt cho năm 2021/2022/2023 cao hơn 60%/125%/50% so với kế hoạch.
Thành phần cố định của QTP trong hợp đồng PPA vẫn ở mức 357 đồng/kWh, cao hơn 5% so với dự báo hiện tại của chúng tôi. Báo cáo gần nhất của chúng tôi dự báo thành phần cố định của QTP giảm 5% xuống còn 339 đồng/kWh do lo ngại về khó khăn tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể ảnh hưởng đến khả năng đàm phán của QTP. Tuy nhiên, ban lãnh đạo khẳng định thành phần cố định đi ngang ở mức 357 đồng/kWh trong suốt vòng đời dự án do hợp đồng của QTP được ký theo Thông tư 41/2010 không yêu cầu đàm phán để thay đổi thành phần cố định.
Ban lãnh đạo cho rằng sản lượng điện hợp đồng thấp hơn là 1 cơ hội. Dù Bộ Công Thương đã ban hành quyết định 158 (ngày 29/12/2023) hướng dẫn giảm tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng đối với các nhà máy nhiệt điện từ 80% (2023) xuống 70% (2024), QTP vẫn coi đây là cơ hội. Lợi thế cạnh tranh chi phí thấp của công ty được hỗ trợ bởi (1) lợi ích của QTP từ việc nằm gần trữ lượng than, giảm thiểu chi phí vận chuyển và (2) xu hướng giảm giá than hiện nay làm giảm thêm chi phí sản xuất, cùng với (3) chi phí khấu hao dự kiến sẽ giảm 33% trong năm nay. Nhìn chung, những yếu tố này cho phép QTP thu được lợi nhuận tốt trên thị trường CGM, giảm thiểu tác động của sản lượng điện hợp đồng thấp hơn.
Ban lãnh đạo đặt kế hoạch chi phí khấu hao năm 2024 thấp hơn dự kiến ở mức 568 tỷ đồng (-35% so với kết quả năm 2023; thấp hơn 5% so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 600 tỷ đồng).
Tuy nhiên, công ty dự kiến chi phí bảo trì và các chi phí khác tăng so với cùng kỳ năm trước trong năm 2024, cao hơn dự báo hiện tại của chúng tôi. Chi phí bảo trì cao hơn này phản ánh công việc bị trì hoãn từ năm 2023. Việc sửa chữa thiết bị ban đầu được dự kiến thực hiện vào năm ngoái đã không hoàn thành và dời sang năm 2024, dẫn đến ngân sách bảo trì cao hơn bình thường. Vào năm 2023, chi phí bảo trì và chi phí khác đạt 460 tỷ đồng, trong khi chúng tôi hiện dự báo chi phí bảo trì và chi phí khác năm 2024 đạt 376 tỷ đồng. Ngoài ra, QTP chia sẻ rằng tổng số tiền bồi thường lỗ tỷ giá đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, công ty đã nhận được 1,0 nghìn tỷ đồng trong những năm gần đây, 600 tỷ đồng còn lại sẽ được nhận trong vài năm tới. Con số này cao hơn dự báo của chúng tôi là 500 tỷ đồng.
QTP và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang quyết toán chi phí đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 2. Trong khi hồ sơ quyết toán đang chờ phê duyệt của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (dự kiến hoàn thành trong năm 2024), QTP dự kiến quá trình này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động cũng như giá bán điện theo hợp đồng hiện tại.
Thay đổi nhân sự: Ông Ngô Sinh Nghĩa chuyển sang Tổng công ty Phát điện EVNGENCO1. Tổng giám đốc QTP, ông Ngô Sinh Nghĩa, sẽ từ nhiệm vào ngày 01/05/2024, để đảm nhận chức vụ Phó giám đốc tại EVGENCO1 (cổ đông lớn nhất của QTP với tỷ lệ sở hữu đạt 42%). Ông Nguyễn Việt Dũng, Thành viên HĐQT đại diện cho EVGENCO1 (tham gia vào năm 2020), hiện là Phó Tổng Giám đốc sẽ đảm nhận vai trò Quyền Tổng Giám đốc. Tuy nhiên, ông Ngô Sinh Nghĩa sẽ vẫn là thành viên HĐQT QTP và duy trì cam kết hỗ trợ, giám sát chiến lược của công ty.
Powered by Froala Editor