Trong 9 tháng đầu năm 2024 (9T 2024), giá trị xuất khẩu cá tra và tôm của Việt Nam tăng lần lượt 6% YoY và 14% YoY. Theo ước tính của chúng tôi dựa trên dữ liệu từ AgroMonitor, trong quý 3/2024, xuất khẩu cá tra tăng 9% YoY, chủ yếu nhờ mức tăng 14% YoY trong sản lượng xuất khẩu, bị ảnh hưởng một phần bởi giá xuất khẩu trung bình giảm 5% YoY. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu tôm tăng 19% YoY, nhờ sản lượng xuất khẩu tăng 18% YoY và giá xuất khẩu trung bình tăng nhẹ 1% YoY.
Các thị trường xuất khẩu thủy sản trọng điểm của Việt Nam phục hồi, triển vọng tích cực sẽ kéo dài đến năm 2025: Trong quý 3/2024, xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng mạnh ở mức 35% YoY, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 16% YoY. Ngược lại, xuất khẩu cá tra chỉ tăng nhẹ 2% YoY tại thị trường châu Âu. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ/EU/Trung Quốc/Nhật Bản trong 9T 2024 tăng trưởng mạnh, lần lượt ở mức 22%/19%/14%/12% YoY. Với nhu cầu phục hồi ngày càng mạnh và những lo ngại về nguồn cung của ngư dân và các đơn vị sản xuất nhỏ trong ngành tôm & cá tra, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu thủy sản sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 4/2024 và cả năm 2025.
Chúng tôi dự báo ngành cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ các chính sách thuế dự kiến của Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2. Trong phân tích của chúng tôi, chúng tôi kỳ vọng ngành cá tra tại Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ các chính sách thuế thuận lợi, đặc biệt nếu Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ 2 tiếp tục tăng thuế đối với cá rô phi Trung Quốc. Trong 10T 2024, giá bán cá tra Việt Nam thấp hơn so với giá bán cá rô phi Trung Quốc, không kể mức thuế 25% áp lên cá rô phi. Cá tra Việt Nam có thể duy trì lợi thế cạnh tranh nhờ chính sách thuế ưu đãi và nhu cầu mạnh nếu Mỹ duy trì mức thuế cao đối với cá rô phi Trung Quốc và các nhà xuất khẩu thích ứng tốt với thị trường.
Powered by Froala Editor