FPT đã công bố KQKD sơ bộ năm 2022 với doanh thu đạt 44 nghìn tỷ đồng (+23% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (+22% YoY), lần lượt hoàn thành 104% và 95% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi . Những kết quả này nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi về việc FPT sẽ đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan vào năm 2022, được hỗ trợ bởi các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty: Dịch vụ CNTT, Dịch vụ Viễn thông và Giáo dục.
Xuất khẩu phần mềm (XKPM): Doanh thu +23% YoY và LNTT +22% YoY. Tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ được dẫn dắt bởi mức tăng 50% YoY và 36% YoY lần lượt từ các thị trường Mỹ và APAC. FPT cũng ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ tại Nhật Bản với mức tăng trưởng doanh thu 16% YoY do nhu cầu về dịch vụ CNTT tăng sau giai đoạn dịch COVID-19 vào năm 2021. Năm 2022, doanh thu chuyển đổi số (DX) tăng 33% YoY và chiếm 39% tổng doanh thu XKPM. Ngoài ra, giá trị hợp đồng XKPM toàn cầu mới đã tăng 39% YoY trong năm 2022 đạt 21,6 nghìn tỷ đồng và hoàn thành 92% kế hoạch của ban lãnh đạo là đạt 1 tỷ USD từ các hợp đồng mới vào cuối năm 2022.
CNTT trong nước: Doanh thu +6% YoY và LNTT +15% YoY. CNTT trong nước có doanh thu tăng 6% YoY và LNTT tăng 15% YoY vào năm 2022 nhờ đà tăng trưởng mạnh mẽ từ các sản phẩm do FPT sản xuất với doanh thu tăng 54% YoY. Mặt khác, lợi nhuận CNTT năm 2022 trong nước thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi chủ yếu do nhu cầu chi tiêu cho CNTT từ các tập đoàn và ngân hàng thấp hơn cũng như việc chính quyền địa phương giải ngân ngân sách CNTT chậm.
Powered by Froala Editor