Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) tại Hà Nội vào ngày 29/04 vừa qua. Nội dụng chính của ĐHCĐ bao gồm (1) mục tiêu kinh doanh năm 2024,(2) thông qua kế hoạch chia cổ tức cổ phiếu, và (3) bầu thành viên mới cho Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2019-2024. Phiên hỏi đáp tập trung vào triển vọng kinh doanh của CTG và đánh giá của ngân hàng về môi trường kinh tế.
• Mục tiêu cho năm 2024 bao gồm tăng trưởng tổng tài sản ở mức 8%-10% YoY so với dự báo cả năm của chúng tôi là 12,5% YoY. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng chưa được công bố (dự báo hiện tại của chúng tôi là 13% YoY). Hạn mức tín dụng hiện tại của CTG là 14,05% và tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 26/04 là 4,1% với 40% khoản giải ngân mới dành cho các ngành nghề ưu tiên. Ngoài ra, tăng trưởng huy động vốn được đặt mục tiêu dựa trên tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu dự kiến sẽ được giữ dưới 1,8% và tăng trưởng LNTT của ngân hàng mẹ được đặt mục tiêu dựa trên mức được phê duyệt. CTG đang làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho mục tiêu tăng trưởng LNTT năm 2024 và cho rằng ngân hàng sẽ vượt kế hoạch đề ra. CTG cũng có thành tích vượt mức lợi nhuận kế hoạch trong 5 năm qua. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2028 của ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần so với KQKD năm 2023.
• Kế hoạch chia cổ tức năm tài chính 2023: sử dụng 13,9 nghìn tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức cổ phiếu. Chúng tôi lưu ý rằng CTG vừa chia cổ tức cổ phiếu cho năm tài chính 2020 vào tháng 12/2023. Ngoài ra, ngân hàng đã được NHNN chấp thuận chia cổ tức cổ phiếu cho năm tài chính 2021 và 2022, nhưng chưa thực hiện chi trả.
• HĐQT của CTG nhiệm kỳ 2024-2029 có 11 thành viên bao gồm 2 thành viên đại diện cho các cổ đông nước ngoài và 1 thành viên độc lập. BKS của CTG nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ có 5 thành viên và ngân hàng vừa bầu ra 3 thành viên.
• Triển vọng & chiến lược giai đoạn 2024-2029: tăng trưởng GDP khoảng 5,9%-6,4%/năm.
+ Tăng trưởng tài sản: 9%-10%/năm.
+ Tăng trưởng tín dụng: 9%-10%/năm.
+ Tăng trưởng huy động vốn: 9%-10%/năm.
+ ROE: 16%-18% (ROE trung bình trong giai đoạn 2019-2023 là 16%).
+ Tỷ lệ nợ xấu <2%.
+ CTG hiện tập trung vào chiến lược nhằm mở rộng thị phần của ngân hàng.
CTG kỳ vọng lãi suất sẽ tăng từ mức thấp hiện tại trong giai đoạn còn lại của năm 2024 do áp lực từ tỷ giá hối đoái và lạm phát. CTG đặt mục tiêu NIM sẽ tiếp tục cải thiện thêm khoảng 7 điểm cơ bản trong 3 quý tiếp theo. Ban lãnh đạo cho rằng ngân hàng thể đạt được tăng trưởng tín dụng 14% trong năm 2024. CTG là một trong 2 ngân hàng hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTN&MT) để tài trợ các dự án ESG. CTG hiện cho các dự án ESG vay khoảng 2 tỷ USD. MUFG (cổ đông chiến lược của CTG) sẽ giúp ngân hàng thu xếp tối đa 1 tỷ USD để tài trợ cho mảng ESG trong tương lai.
Ban lãnh đạo thận trọng về việc cải thiện tỷ lệ hình thành nợ xấu trong năm 2024 và dự kiến tăng tỷ lệ bao phủ nợ. Ngân hàng hiện vẫn chưa nhận thấy lộ trình phục hồi rõ ràng cho mảng BĐS. Ngân hàng cho rằng các dự án BĐS với giá hợp lý có thể phục hồi tốt hơn vào cuối năm 2024 trong khi các BĐS cao cấp và nghỉ dưỡng sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Powered by Froala Editor