toggle icon
logo text
logo symbol
toggle icon
Quay lại

Báo cáo Ngành bôxit - nhôm Việt Nam - Các công ty tư nhân có thể hiện thực hóa tiềm năng ngành bôxit - nhôm Việt Nam

Báo cáo ngành

24/10/2022

Bôxit-nhôm là một thị trường hàng hóa có tốc độ tăng trưởng chỉ 1 chữ số, do đó khả năng cạnh tranh chi phí là quan trọng đối tỷ suất sinh lời. Xe điện và năng lượng tái tạo sẽ thúc đẩy tăng tốc tăng trưởng nhu cầu nhôm trong tương lai. Tuy nhiên, do nhôm dễ tái chế, sản lượng nhôm nguyên sinh được dự báo chỉ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 3% trong giai đoạn 2020-2030, theo Viện Nhôm Quốc tế (IAI).
 
Sự hiện diện của Việt Nam trong ngành này vẫn còn nhỏ mặc dù có trữ lượng bôxit thuộc top đầu thế giới. Chuỗi giá trị nhôm thượng nguồn là như sau: khai thác quặng bôxit, luyện bôxit thành alumin (Al2O3) và điện phân alumin thành nhôm. Mặc dù Việt Nam chiếm hơn 10% trữ lượng bôxit toàn cầu nhưng hiện chưa hề điện phân nhôm. Việt Nam hiện đang xuất khẩu 1.4 triệu tấn alumin mỗi năm (chiếm 1% nhu cầu toàn cầu). Chúng tôi cho rằng tình trạng chưa phát triển này là do các mối lo ngại về môi trường, các địa điểm khai thác, mức độ thâm dụng điện của quá trình luyện nhôm và việc thiếu các công ty tư nhân trong ngành. 

Gần đây, 5 công ty thuộc khu vực tư nhân đã xin gia nhập ngành, tương ứng công suất alumin của Việt Nam có khả năng tăng gấp 6 lần trong thập kỷ này. Công ty duy nhất đang hoạt động trong ngành là công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Trong số các công ty tư nhân có tiềm năng gia nhập ngành này, có bao gồm nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam - CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) - và CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC), cả 2 đều nằm trong danh mục theo dõi của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng các nhà máy mới sẽ không đi vào hoạt động trước năm 2025. Dự thảo quy hoạch quốc gia về thăm dò, khai thác, và chế biến khoáng sản giai đoạn 2021-2030 - bao gồm các dự án trên - đang chờ chính phủ phê duyệt. Bộ Công Thương (MoIT) vốn dự kiến việc phê duyệt sẽ xong vào cuối quý 3/2022 nhưng đã bị trì hoãn tính đến hiện tại.

Powered by Froala Editor

Tư vấn nhanh và chính xác nhất, gọi ngay: (+84) 2 8888 2 6868

/en/research-center