• Tình hình kinh tế xã hội cải thiện trong tháng 10
• Báo cáo quan điểm Vĩ mô: Tác động nghiêm trọng của đại dịch sẽ cần thêm các biện pháp kích thích tài khóa
• PPC: Sự cố kỹ thuật kéo dài ảnh hưởng khả năng phục hồi trong năm 2022 – Cập nhật
• BID: BID đối mặt với giai đoạn giãn cách xã hội năm 2021 tốt hơn so với năm 2020 – Báo cáo KQKD
• CII: Lợi nhuận không đáng kể trong một quý đầy thách thức – Báo cáo KQKD
• CTR: Lợi nhuận tăng mạnh trên các mảng kinh doanh; kết quả phù hợp dự báo – Báo cáo KQKD
• DGW: KQKD quý 3 vượt kỳ vọng nhờ doanh số laptop tăng trưởng mạnh – Báo cáo KQKD
• FRT: KQKD mảng thiết bị di động, nhà thuốc vượt dự báo – Báo cáo KQKD
• GVR: Mảng cao su tự nhiên tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận – Báo cáo KQKD
• KDH: Quý 3 tiếp tục ghi nhận lợi nhuận từ bàn giao dự án Lovera Vista – Báo cáo KQKD
• MWG: KQKD quý 3 vượt kỳ vọng của chúng tôi khi TGDĐ và DMX phục hồi tốt trong tháng 9 – Báo cáo KQKD
• PVD: Giá thuê ngày của giàn JU thấp; mảng dịch vụ khoan dầu hỗ trợ lợi nhuận quý 3 – Báo cáo KQKD
• PVS: Mảng M&C kém tích cực; Mảng FSO hỗ trợ lợi nhuận quý 3 – Báo cáo KQKD
• REE: Giãn cách xã hội nghiêm ngặt làm ảnh hưởng đến mảng M&E, cho thuê văn phòng – Báo cáo KQKD
• STB: Hoàn nhập lãi dự thu chững lại trong quý 3 hỗ trợ NIM – Báo cáo KQKD
• VCB: NIM giữ mức ổn định trên 3% mặc dù phải hỗ trợ lãi suất – Báo cáo KQKD
• VHM: Tiến độ bàn giao tích cực thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2021 – Báo cáo KQKD
• VIB: Tăng trưởng NOII thấp do các biện pháp giãn cách xã hội – Báo cáo KQKD
• VNM: Chi phí đầu vào tăng ảnh hưởng lợi nhuận – Báo cáo KQKD
• VPB: VPB ưu tiên trích lập dự phòng – Báo cáo KQKD
• VRE: KQKD quý 3 thấp do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhưng quá trình phục hồi đang bắt đầu – Báo cáo KQKD
• Điểm nhấn thị trường: Chỉ số VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới trong phiên thứ ba liên tiếp
----------------------------------------
Quan điểm kỹ thuật: Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn duy trì ở mức Tích cực tại tất cả các chỉ số. Mặc dù vậy, dấu hiệu giằng co kéo theo sự chậm lại của đà tăng tại VN-Index, VN30, VNMidcap hay HNX-Index ở gần ngưỡng cản có thể tạo ra áp lực điều chỉnh giảm.
Dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường có thể tiếp tục diễn biến giằng co trong phiên sáng để chỉ số VN-Index kiểm định vùng cản tại 1445-1450 điểm. Sau đó, áp lực bán có thể sẽ gia tăng và chiếm ưu thế so với bên mua và khiến thị trường điều chỉnh giảm nhẹ. Ở kịch bản này, ngưỡng hỗ trợ gần nhất sẽ là đường MA5 của các chỉ số đang có xu hướng đi lên. Đối với VN-Index, ngưỡng hỗ trợ này nằm tại 1423 điểm, ngay phía trên ngưỡng stoploss cho chiến lược đầu tư giá lên hiện tại. Nếu vùng hỗ trợ tại 1420-1423 điểm không bị vi phạm sau các nhịp điều chỉnh, VN-Index sẽ có cơ hội tăng trở lại về cuối tuần để kiểm định lại vùng kháng cự 1445-1450 điểm một lần nữa.
Các nhà đầu tư có thể theo dõi tín hiệu kỹ thuật của Top 15 cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất đến VN-Index, Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất đến HNX-Index và UpCom Index; cũng như của một số các cổ phiếu đầu cơ do VCSC lựa chọn.
Để tải về báo cáo chi tiết, xin vui lòng nhấn vào đây.
---------------------------------------
Powered by Froala Editor