toggle icon
logo text
logo symbol
toggle icon
Quay lại

ACB - Toàn bộ dự phòng các khoản vay tái cơ cấu đã được ghi nhận trong quý 2/2021 - Báo cáo KQKD

Phân tích doanh nghiệp

10/08/2021

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2021 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) là 11,9 nghìn tỷ đồng (+40,4% YoY) và LNST đạt 5,1 nghìn tỷ đồng (+65,8% YoY), lần lượt hoàn thành 50,3% và 48,2% so với dự báo 2021 của chúng tôi . LNST tăng mạnh chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 47,4% YoY, (2) thu nhập phí thuần (NFI) tăng 89,6% YoY, (3) lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 44,6% YoY, (4) mức tăng 139,8% YoY trong thu nhập từ đầu tư chứng khoán, và (5) chi phí HĐKD (OPEX) giảm YoY dẫn đến tỷ lệ CIR thấp, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí dự phòng tăng 274,3% YoY.

ACB đã báo cáo tăng trưởng NII mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ NIM tiếp tục tăng trong quý 2 năm 2021. NIM tăng 87 điểm %  YoY trong nửa đầu năm 2021 lên 4,34%, do (1) chi phí vốn (COF) giảm 146 điểm % bù đắp cho mức giảm 56 điểm cơ bản YoY trong lợi suất IEA và (2) tăng tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR). Trong 6 tháng năm 2021, ACB đạt tăng trưởng cho vay 9,7% (+20,4% YoY) trong bối cảnh tăng trưởng huy động khách hàng thấp hơn nhiều là 1,5% (+8,4% YoY) trong cùng kỳ, dẫn đến tỷ lệ LDR là 83,0%. Tuy nhiên, ban lãnh đạo ước tính rằng NIM trong 6 tháng cuối năm 2021 có thể giảm 50 điểm cơ bản so với 6 tháng đầu năm 2021 do chương trình cắt giảm lãi suất cho vay đang diễn ra của ngân hàng. Mức cắt giảm lãi suất tối đa lần lượt là 80 điểm cơ bản và 100 điểm cơ bản đối với lần lượtcác khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn, chỉ áp dụng cho các khoản cho vay có tài sản đảm bảo và khách hàng thuộc nhóm 1. ACB đang áp dụng chương trình cắt giảm lãi suất lớn nhất mà chúng tôi từng ghi nhận cho đến nay khi ACB có kế hoạch sử dụng chương trình này để thu hút khách hàng mới cùng với việc hỗ trợ những khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng bancassurance đã thúc đẩy thu nhập phí ròng. NFI trong 6 tháng đầu năm 2021 là 1,5 nghìn tỷ đồng (89,6% YoY), trong đó 853 tỷ đồng đến từ mảng bancassurance - bao gồm cả phí ứng trước theo công bố của ngân hàng. Ban lãnh đạo chia sẻ rằng triển vọng thu nhập từ phí vẫn tích cực bất chấp tác động của COVID-19; do đó, NFI thuần trong nửa cuối năm 2021 có thể đạt khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ CIR giảm 18,8 điểm % do TOI cao hơn YoY chi phí và OPEX thấp hơn YoY. Trong 6 tháng năm 2021, TOI đã tăng tăng 40,4% YoY, trong khi OPEX giảm 13,8% YoY, khiến tỷ lệ CIR giảm xuống 29,9%. OPEX giảm là do (1) chi phí lương được quản lý tốt (-10,8% YoY chi phí lương trên đầu người) và mức tăng mạnh 265,8% YoY trong hoàn nhập dự phòng cho các tài sản khác. Ban lãnh đạo chia sẻ rằng họ đặt mục tiêu CIR khoảng 36% cho nửa cuối 2021.

Các chỉ số về chất lượng tín dụng được cải thiện trên toàn diện so với quý trước (QoQ) với tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,69% (-23 điểm cơ bản so với quý 1/2021) trong khi vẫn gần như ổn định YoY. Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện là do các khoản cho vay nợ nhóm 4 và nhóm 5 giảm lần lượt 33,8% và 33,2% sau khi tăng đáng kể trong quý 1/2021. Trong 6 tháng đầu năm 2021, chi phí dự phòng tăng lên 2,0 nghìn tỷ đồng - cao hơn gấp đôi so với mức cả năm 2020 (chúng tôi lưu ý rằng ACB đã trích lập dự phòng cụ thể ít nhất so với tổng dư nợ cho vay của tất cả các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi trong năm 2020). Sự gia tăng này được giải thích là do ACB quyết định trích lập toàn bộ 1,4 nghìn tỷ đồng cho toàn bộ nghĩa vụ trích lập dự phòng từ số dư nợ được cơ cấu lại thay vì phân bổ trong 3 năm theo Thông tư 03, việc làm này khá phù hợp với cách làm thận trọng của ngân hàng. Ngoài ra, khoản vay được cơ cấu lại là 8,2 nghìn tỷ đồng tính đến tháng 6 năm 2021 (giảm từ 8,5 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2021).

Tư vấn nhanh và chính xác nhất, gọi ngay: (+84) 2 8888 2 6868

/en/research-center