Có nhiều cách thức giao dịch chứng khoán trên thị trường nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Một trong số những lựa chọn được nhiều người yêu thích và đã trở nên quen thuộc chính là vay ký quỹ hay còn gọi đơn giản là Margin. Tuy nhiên chính việc lạm dụng margin sẽ dẫn đến hiện tượng mà rất nhiều người rơi vào chính là Full Margin. Vậy Full Margin là gì? Tác động của hiện tượng này đến thị trường chứng khoán và cách để đối phó là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Full Margin là gì?

Trước hết ta phải hiểu rõ Margin là gì? Margin là thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán hay còn gọi là đòn bẩy, giao dịch ký quỹ. Khi sử dụng margin, bạn có thể vay thêm tiền từ các công ty chứng khoán, nhằm tăng vốn và nắm bắt cơ hội đầu tư đối với các mã cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng. Đây là một cách thức để giúp các nhà đầu tư có kinh nghiệm có thể tăng được sức mua với số vốn hạn chế ban đầu.

Full Margin là trạng thái nhà đầu tư đã thực hiện ký quỹ vay quá mức và không thể đặt thêm lệnh nữa. Trong ngắn hạn, việc quan sát dòng tiền cho vay ký quỹ đối với mã chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro cũng như bắt được cơ hội tốt cho bản thân. Nhưng không phải muốn ký quỹ bao nhiêu cũng được, luật pháp hiện nay có quy định ràng buộc trong việc cho vay Margin nên dòng tiền này hữu hạn. Theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Việt Nam, tỷ lệ cho vay margin tối đa là 1:2.

Khi mở tài khoản tại Công ty cổ phần chứng khoán Vietcap, nhà đầu tư sẽ được cung cấp một hạn mức vay nhất định. Khi nhà đầu tư Full Margin đồng nghĩa với việc người đó không thể đặt thêm lệnh giao dịch do mức vay đã vượt qua ngưỡng cho phép.

Ví dụ : Cổ phiếu VCI (Công ty cổ phần chứng khoán Vietcap) được cho phép vay với tỉ lệ 1:2. Với số vốn 30 triệu giả sử mua được 1000 cổ phiếu VCI, bạn quyết định vay Full margin. Khi đó bạn sẽ có 60 triệu bao gồm 30 triệu vốn ban đầu và 30 triệu vay từ công ty chứng khoán khoán để mua được 2000 cổ phiếu VCI. Đây được gọi là Full margin. Giả sử trường hợp VCI giảm giá 50%,, khi không dùng margin thì con số thua lỗ là 15 triệu tương ứng 50% tổng sức mua, tuy nhiên nếu dùng margin thì con sô thua lỗ sẽ là gấp đôi 30 triệu. Điều này cũng tương tự với khi VCI tăng giá, khoản lãi cũng sẽ cao hơn so sánh giữa không dùng margin và Full margin.

Lưu ý : Khi đã vay ở mức Full Margin, nhà đầu tư phải theo dõi những biến động đang xảy ra trên thị trường vì nó có thể gây nguy hiểm cho tài khoản của bạn. Bởi vì nếu thị trường giảm sâu mà bạn không kịp cắt lỗ sẽ dẫn đến âm tài khoản rất nhanh.

Ảnh hưởng của Full Margin đối với cổ phiếu

Khi cổ phiếu xuất hiện xu hướng tăng giá rõ rệt, nhiều nhà đầu tư mạo hiểm bắt đầu lựa chọn Full Margin. Mục đích của họ là sử dụng Margin vào những nhịp điều chỉnh ngắn hạn và thu lời khi có nhịp điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, càng nhiều nhà đầu tư sử dụng margin, giá cổ phiếu càng tăng nhanh và mạnh. Đây sẽ là cơ hội tốt để các nhà tạo lập thị trường tìm cơ hội và thoát ra. Khi đó cổ phiếu không còn bệ đỡ giá của các tổ chức sẽ ngay lập tức rớt giá mạnh. Khi đó những nhà đầu tư nhỏ lẻ đã Full margin sẽ dần trở nên hoảng loạn và bắt đầu bán tháo hoặc khi bị Call Margin nhưng không có động thái gia tăng tỉ lệ ký quỹ cũng sẽ dẫn đến hiện tượng Force Sell trên diện rộng và tiếp tục làm giá rơi thảm hại. Hậu quả sau cùng sẽ là thua lỗ hoặc chí “cháy tài khoản” đặc biệt là với những người đã Full Margin là điều khó tránh khỏi.

Ví dụ : Cổ phiếu CTCP Louis Capital (TGG) trong giai đoạn từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9 đã tăng nhanh chóng với giá tại đỉnh ngày 22/9 là 77 cao gấp hơn 5 lần so với giá ngày 10/8 chỉ là 12. Điều này lí giải với sự kỳ vọng lớn , các nhà đầu tư đã Full margin vào cổ phiếu khiến giá tăng kịch trần. Tuy nhiên khi có một lượng cổ phiếu được bán ra tại các ngày 22 và 23 tuy không nhiều nhưng đã kéo giá giảm cùng với đó là tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tài khoản bị Call Margin và buộc phải bán ra, khiến giá cổ phiếu TGG lao dốc chỉ trong vòng 2 tuần về lại giá 20. Một ví dụ tiêu biểu cho rủi ro và lợi nhuận cực lớn đối với các mã cổ phiếu đầu cơ.

Ảnh hưởng của Full Margin đối với thị trường

Việc cho vay Full Margin cũng sẽ tác động ít nhiều đến thị trường chung. Vào thời điểm cuối các quý trong năm, các công ty chứng khoán thường có động thái “rũ Margin” để làm đẹp báo cáo tài chính. Theo đó, bằng hoạt động tự doanh, công ty chứng khoán bán một lượng lớn cổ phiếu để ép giá xuống chạm ngưỡng Call Margin. Điều này khiến thị trường giảm điểm mạnh. Các nhà đầu tư non nớt sẽ vội vàng bán ra để đảm bảo hạn mức Margin của mình. Hậu quả là nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tối đa phải chịu thua lỗ nặng nề. Sau khi rũ bỏ thành công, thị trường sẽ quay lại đà tăng vốn có của nó.

Rũ bỏ Margin trên thị trường

Chỉ số VNINDEX vào ngày 27/9/2021 có một phiên giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện tượng này lại xảy ra ở một trong những ngày cuối quý 3. Thời điểm này, hàng loạt tin tức tiêu cực được tung lên, là dấu hiệu của phiên rũ bỏ Margin.

Các tự doanh của công ty chứng khoán sẽ bán ra một lượng lớn cổ phiếu để ép giá xuống đến mức chạm ngưỡng Call Margin. Điều này khiến cho những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ tối đa đã phải thua lỗ. Sau khi rũ bỏ thành công, thị trường sẽ quay lại mức tăng vốn cố của nó.

Nhận biết trạng thái Full Margin

  • Giao dịch ký quỹ chạm ngưỡng Full Margin rồi xem xét xem tổng giá trị mua thay đổi như thế nào, có còn vượt qua được tổng số vốn thực có hay không.
  • Tham khảo thông tin từ các nhà môi giới khách trên thị trường

Nhà đầu tư không nên xem nhẹ vấn đề Full Margin vì nếu bạn giao dịch mua cổ phiếu khi sắp ở trạng thái Full Margin sẽ mang lại nhiều rủi ro. Đặc biệt lúc mức giá đạt đỉnh lại không thể cắt lỗ nhanh, lúc đó tài khoản sẽ bị cháy cực mạnh. Đôi khi bạn phải cân nhắc xem xét vấn đề có nguy cơ sắp diễn ra trên thị trường, để kịp thời phát hiện ra thời điểm nên chuyển hướng đầu tư vào một cơ hội tốt hơn.

Đối với những người lựa chọn giao dịch ký quỹ để đầu tư chứng khoán chắn hẳn sẽ rất quan tâm đến vấn đề Full Margin. Nhưng những người giao dịch trên sàn cũng cần tham khảo thông tin này để có được kiến thức vững cho việc xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Rõ ràng rất nhiều người sử dụng Margin để đầu tư và rất thành công, trong tương lai có thể bạn sẽ lựa chọn Margin cho hoạt động tìm kiếm lời nhuận từ thị trường chứng khoán.

Hành động với trạng thái Full Margin

Để có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư phải có chiến lược quản lý rủi ro thật tốt. Đây là một vài cách thức để phản ứng khi nhà đầu tư rơi vào trạng thái full margin.

Luôn có tỷ lệ tiền mặt hợp lý

Để tránh ký quỹ vượt mức, nhà đầu tư cần cân bằng tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu. Không dồn hết trứng vào một giỏ, khi thời cơ có thể mua được cổ phiếu tốt, tiền mặt giúp nhà đầu tư nắm bắt ngay cơ hội và chuyển đổi danh mục hợp lý. Tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu tối ưu nên là 30/70 khi thị trường tăng giá. Ngược lại, khi thị trường giảm giá thì tỷ lệ này đảo chiều 70/30 thậm chí đẩy tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu xuống chỉ còn 20%.

Tối đa hóa danh mục đầu tư

Nhà đầu tư nên tránh “all in” vào duy nhất 1-2 mã cổ phiếu tránh thua lỗ nặng nếu giá lao dốc. Đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán, đầu tư vào nhiều cổ phiếu khác nhau, bạn sẽ giảm được nhiều rủi ro. Chẳng may cổ phiếu này rớt giá, thì vẫn còn những cổ phiếu khác có thể tăng giá. Từ đó, còn giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Luôn tuân thủ stop loss

Cắt lỗ nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng không nhiều nhà đầu tư duy trì nguyên tắc này có kỷ luật, đặc biệt những ai theo mô hình đầu tư tăng trưởng. Mức stop loss nên +- 8% để bạn có thể chủ động điều chỉnh danh mục. Sau đó bạn có thể đi tìm cơ hội đầu tư khác để không bị mất tiền.

Kiểm soát tổn thất khi Full Margin

Cần phải luôn quan sát và có động thái kịp thời khi đã ở trạng thái Full Margin vì ngay cả khi đã quản trị rủi ro, nguy cơ thua lỗ vẫn luôn tồn tại. Luôn luôn phải có phương án dự phòng với các trường hợp xấu nhất.

Kết Luận : Full Margin là trạng thái ảnh hưởng rất nhiều đến giá cổ phiếu, thị trường chung tâm lí và cả tài khoản của các nhà đầu tư khi có những sự thay đổi. Vì vậy cần cân nhắc thật kĩ khi sử dụng giao dịch ký quỹ để đầu tư và phải chắc chắn sáng suốt với quyết định đưa ra vì Full Margin chính là con dao hai lưỡi. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản và giúp các bạn trả lời được câu hỏi Full Margin là gì và cách sử dụng. Hãy luôn cân nhắc đến rủi ro trước tiên hơn là lợi nhuận. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo từ Vietcap.

Powered by Froala Editor