Vietcap đã tổ chức cuộc họp với FTSE Russell và Ngân hàng Thế giới ngày hôm qua về khả năng Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi:

• Ba rào cản chính là: (i) Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch, (ii) Giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (FOL) và (iii) Công bố thông tin bằng tiếng Anh. Trong đó, yêu cầu ký quỹ trước giao dịch là điều kiện bắt buộc duy nhất để Việt Nam được nâng hạng.

• Sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ cho thấy mức độ quan tâm và ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy quá trình nâng hạng.

• Đối với việc loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch: Các công ty chứng khoán cần tiến hành thẩm định khách hàng chặt chẽ hơn, điều này có thể yêu cầu nguồn vốn lớn.

• Giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (FOL) tuy không phải điều kiện bắt buộc để được nâng hạng lên thị trường mới nổi, nhưng lại rất quan trọng đối với tỷ trọng của thị trường Việt Nam trong chỉ số. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) hiện không phải là trọng tâm vì các cơ quan chức năng ưu tiên loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.

• Các công ty phải đáp ứng mức vốn hóa thị trường tối thiểu và chứng minh đủ tính thanh khoản để được đưa vào chỉ số. Không phải tất cả các cổ phiếu trên VN-Index đều được đưa vào rổ chỉ số FTSE Emerging.

• Khi Việt Nam được nâng cấp lên thị trường mới nổi, việc đưa các cổ phiếu Việt Nam vào rổ chỉ số FTSE Emerging có thể diễn ra một lần hoặc theo từng đợt, tùy thuộc vào quy mô và tính thanh khoản.

• Thông báo nâng hạng sẽ được đưa ra ít nhất sáu tháng trước khi thực hiện. Giả định thời điểm Việt Nam được FTSE thông báo đưa vào bộ chỉ số FTSE Emerging vào tháng 3/2025, thì thời điểm áp dụng bộ chỉ số mới sẽ vào tháng 9/2025 

• Cổ phiếu hạng A của Trung Quốc được nâng hạng vào FTSE Emerging Index năm 2019 theo 5 đợt, chiếm 5% chỉ số và thu hút 240 nghìn tỷ đồng từ dòng vốn ETF, ước tính vốn từ các quỹ chủ động gấp 5 lần vốn các quỹ ETF.

Powered by Froala Editor