1. Thời gian giao dịch
1.1 Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
1.2 Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
a) Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi trong trường hợp sửa giảm khối lượng;
b) Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch Upcom đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
2. Phương thức khớp lệnh
- Lệnh giới hạn - LO: là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
- Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
- Giao dịch thỏa thuận: Bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/bên bán thông qua công ty chứng khoán để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận đối ứng.
3. Nguyên tắc khớp lệnh
- Ưu tiên về giá: Các lệnh có mức giá tốt hơn (lênh mua với mức giá cao hơn, lệnh bán với mức giá thấp hơn) được ưu tiên thực hiện trước
- Ưu tiên về thời gian:
- Lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch được nhập trước vào hệ thống được ưu tiên thực hiện trước.
- Trong đợt khớp lệnh liên tục, nếu lệnh mua và bán thỏa mãn về giá (Giá mua ≥ Giá bán) thì mức giá khớp là mức giá của lệnh nhập vào hệ thống trước.
4. Đơn vị giao dịch và yết giá
a. Đơn vị giao dịch:
- Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu.
- Khối lượng giao dịch thỏa thuận: không quy định đơn vị giao dịch.
- Giao dịch lô lẻ (từ 1 đến 99 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) có thể được thực hiện thông qua khớp lệnh liên tục hoặc thỏa thuận. Giao dịch lô lẻ không được phép thực hiện trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu/chứng chỉ quỹ mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch 25 phiên liên tiếp.
b. Đơn vị yết giá:
Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng.
Không quy định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận và chứng khoán khác.
5. Giá tham chiếu và biên độ dao động giá
a. Giá tham chiếu:
Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch khớp lệnh liên tục gần nhất trước đó.
b. Biên độ dao động giá:
- Biên độ dao động giá của cổ phiếu trong ngày với chứng khoán niêm yết là ± 15% (so với giá tham chiếu)
- Biên độ dao động giá là ± 40% so với giá tham chiếu được áp dụng trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại đối với cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch, và với trường hợp trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu hoặc trả cổ tức bằng tiền với giá trị số tiền lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu trong ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền.
- Giá trần/sàn:
- Giá trần = Giá tham chiếu ± (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).
- Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).
- Đối với trường hợp sau khi tính toán, giá trần và giá sàn bằng giá tham chiếu, giới hạn dao động giá được xác định lại như sau:
- Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
- Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá
- Trường hợp giá tham chiếu bằng 100 đồng:
- Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
- Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu
6. Quy định thanh toán:
Ghi chú:
T: là ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Phong tỏa tiền đối với lệnh mua, phong tỏa cổ phiếu đối với lệnh bán.
Thanh toán tiền: ghi giảm/tăng tiền trên tài khoản KH mua/bán cổ phiếu.
Thanh toán cổ phiếu: ghi giảm/tăng cổ phiếu trên tài khoản KH bán/mua cổ phiếu.
7. Đặt lệnh giao dịch:
- Được phép đặt đồng thời cả lệnh mua và lệnh bán cùng một loại chứng khoán trong phiên khớp lệnh liên tục. (Thông tư 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài Chính). ** Lưu ý: Lệnh đồng thời mua bán cùng một loại chứng khoán cùng một chủ tài khoản giao dịch không được khớp chính lệnh của mình.
Ví dụ: Trong phiên liên tục, cùng một chủ tài khoản mua cổ phiếu HPG giá 10 và bán HPG giá 10 cùng một thời điểm và khớp đúng lệnh của nhà đầu tư đó thì sẽ là lỗi.
8. Hủy, sửa lệnh giao dịch khớp lệnh:
- Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
- Giữ nguyên thứ tự ưu tiên của lệnh vào sàn nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
- Thứ tự ưu tiên được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/ hoặc sửa giá.
9. Hủy, sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
- Giao dịch thỏa thuận đã thực hiện trên hệ thống giao dịch Upcom không được phép hủy bỏ.
- Trong thời gian giao dịch, trường hợp thành viên nhập sai giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, thành viên được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhưng phải xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư, phải được bên đối tác giao dịch xác nhận việc sửa đó và được SGDCK chấp thuận cho phép sửa giao dịch thỏa thuận.
-----------------------------------------------------------------------------
Các quy định giao dịch chứng khoán mới nhất nhà đầu tư có thể tham khảo thêm tại:
Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019
Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 về việc ban hàng quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.
Quyết định 30/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 08 năm 2022 về việc ban hàng quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.
Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Thông tư số 120/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
Quyết định số 109/QĐ-VSD ngày 20 tháng 08 năm 2021 ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSD thay thế Quy chế hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 211/QĐ-VSD ngày 18.12.2015;
Quyết định số 110/QĐ-VSD ngày 19 tháng 08 năm 2022 ban hành quy chế Thành viên lưu ký tại VSD thay thế Quy chế Thành viên lưu ký ban hành kèm theo Quyết định số 112/QĐ-VSD ngày 23.8.2021.
Powered by Froala Editor