Một trong những điều quan trọng để giao dịch chứng khoán thành công là khả năng xác định các mức hỗ trợ và kháng cự chính, đồng thời xác định các điểm then chốt mà xu hướng chung có khả năng đảo ngược. Một cách tốt để tính toán các mức độ tâm lý quan trọng là xác định điểm giao dịch Pivot Points. Tùy thuộc vào phương pháp vẽ các điểm xoay được chỉ định trong cài đặt, chỉ báo sẽ tự động vẽ một số mức hỗ trợ và kháng cự ở các mức giá Cao (Tối đa), Thấp (Tối thiểu) và Giá đóng.
Hãy cùng Vietcap khám phá bài viết này và tìm hiểu về định nghĩa các mức điểm Pivot, chỉ báo Điểm Pivot, nguyên tắc vẽ các điểm Pivot và các phương pháp giao dịch dựa trên Điểm Pivot.
Điểm giao dịch Pivot là gì?
Pivot là một từ tiếng anh được vay mượn của Pháp có nghĩa là “một điểm xoay”. Điểm Pivot là các điểm giá đảo chiều và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại. Nói cách khác, Pivot là điểm mà xu hướng tăng sẽ bắt đầu chuyển sang giảm và ngược lại.
Pivot point – PP (điểm xoay) là giá trị trung bình của các mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày trước đó. Pivot point được sử dụng để xác định được mức kháng cự và hỗ trợ trong phiên hiện tại.
Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point chính là những vùng mà tại đó giá có thể đảo chiều. Tuy nhiên, trên thực tế công cụ này không chỉ xác định điểm đảo chiều mà còn chỉ ra điểm mà giá sẽ tiếp tục theo xu hướng cũ.
Cấu tạo điểm xoay Pivot
Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy cấu tạo điểm xoay Pivot khá phức tạp nhưng các bộ phận của điểm xoay Pivot lại quen thuộc và rất dễ nhận biết. Theo đó, Chỉ báo Điểm Pivot xây dựng các mức ngang sau:
- P (PP) – mức xoay. Đường chính PP, còn được gọi là điểm xoay Pivot hoặc điểm trục.
- S – mức hỗ trợ. R1, R2, R3 lần lượt là ba đường kháng cự – Resistance (hay còn gọi là điểm xoay kháng cự) nằm bên trên đường chính PP.
- R – mức kháng cự. S1, S2, S3 là ba đường hỗ trợ – Support (điểm xoay hỗ trợ) nằm bên dưới đường PP.
Nhìn vào hình trên, ta rút ra các nhận xét sau:
- Nếu giá đóng cửa nằm ở phần trên của cây nến thì đường chính PP (điểm xoay Pivot) cũng nằm ở phần trên cây nến.
- Ngược lại, giá đóng cửa nằm ở phần dưới của nến thì đường chính PP cũng nằm ở phần dưới của nến.
- Nếu giá đóng cửa nằm ở giữa mức giá cao nhất và giá thấp nhất thì đường chính PP sẽ trùng với mức giá đóng cửa.
Công thức tính Pivot Point
Nhưng đã nói ở trên thì điểm xoay Pivot point có rất nhiều thành phần khác nhau. Cách tính mỗi thành phần sẽ khác nhau như sau:
Công thức tính điểm xoay PP
PP = (PHigh + PLow + PClose)/3
Công thức tính 3 mức kháng cự
R1 = (2 x PP) – PLow
R2 = PP + (PHigh – PLow)
R3 = PHigh + 2(PP – PLow)
Công thức tính 3 mức hỗ trợ
S1 = (2 x PP) – PHigh
S2 = PP – (PHigh – PLow)
S3 = PLow – 2(PHigh – PP)
Trong đó:
PHigh: Giá cao nhất của khung thời gian trước đó.
PLow: Giá thấp nhất của khung thời gian trước đó.
PClose: Giá đóng cửa của khung thời gian trước đó.
PP: Điểm xoay Pivot
Điểm Pivot cho bạn biết điều gì?
Giao dịch điểm Pivot dựa trên ý tưởng rằng hành động giá có xu hướng thường xuyên quay trở lại mức đóng cửa của ngày giao dịch trước đó, hơn là vượt ra ngoài phạm vi ngày giao dịch trước đó. Do đó, bạn nên nhập khung thời gian 1D trong cài đặt chỉ báo. Điều này có nghĩa là các mức cho ngày giao dịch tiếp theo sẽ được tính toán dựa trên nến đóng của ngày giao dịch trước đó.
Ý nghĩa của điểm giao dịch Pivot:
- Điểm Pivot dựa trên mức trung bình của giá cao, thấp và giá đóng cửa của ngày hoặc khoảng thời gian giao dịch trước đó. Giúp xác định các mức trục tiềm năng cho ngày giao dịch hiện tại
- Điểm Pivot xác định các điểm đột phá ở mức tiềm năng hoặc đảo ngược xu hướng. Nếu một trong các mức quan trọng bị phá vỡ, giá có thể sẽ tiếp tục tiến tới mức tiếp theo. Nếu xu hướng đảo ngược, giá có thể được điều chỉnh ít nhất về mức của ngày giao dịch trước đó.
- Điểm Pivot xem xét các hiệu ứng tâm lý. Hiệu ứng đám đông được kích hoạt. Ví dụ: nếu nhiều nhà giao dịch đồng thời đặt chốt lãi ở mức R2 theo chiến lược giao dịch Pivot Point trên một xu hướng tăng, thì xu hướng sẽ chuyển sang mức R2. Do đó, không phải điểm Pivots dự đoán sự đảo ngược xu hướng, mà chính hành vi của nhiều nhà giao dịch khi sử dụng công cụ này đã trở thành lý do khiến giá dao động ở mức cao và thấp.
- Điểm Pivot giúp xác định các mức chốt lời, cắt lỗ.
- Pivot Point cũng là một công cụ để giao dịch theo các cấp độ quan trọng hoặc các chiến lược kênh kết hợp với các công cụ chỉ báo khác như chỉ báo RSI, volume, đường MACD,... Là một chỉ báo bổ sung, mặc dù cũng có những điểm yếu. Điểm Pivot được đánh giá là hiệu quả hơn so với các chỉ báo khác trong việc theo dõi các mức giá xung quanh giá giao dịch nhằm giảm thiểu tối đa độ trễ của giá
Các tín hiệu của chỉ báo kỹ thuật Pivot Point:
- Hành động giá dao động cao và thấp gần đây nằm giữa các điểm R1 và S1, và giá thị trường cắt điểm Pivot theo cả hai hướng nhiều lần. Điều này báo hiệu rằng thị trường đang đi ngang.
- Hành động giá phá vỡ các điểm S3 hoặc R3 — có một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh trên thị trường chứng khoán.
- Trong xu hướng tăng, giá sau một đợt điều chỉnh sẽ chạm ngưỡng kháng cự R và phá vỡ nó theo chiều hướng lên. Đây là tín hiệu của xu hướng tiếp tục và người ta có thể vào lệnh mua. Bạn nên thực hiện một lệnh bán trong tình huống giá phá vỡ mức hỗ trợ S trong một xu hướng giảm.
Một số ví dụ về giao dịch theo Pivot Points.
1 – Nến xanh tăng đầu tiên gần đạt mức P, nến tăng thứ hai đóng cửa cao hơn P. Vẫn còn quá sớm để nhận định xu hướng vì giá chưa bứt phá khỏi mức R1.
2 – Giá tăng trở lại và phá vỡ mức hỗ trợ S2. Giá phá vỡ S2 và điều chỉnh về phía S1. Mong đợi một tín hiệu, vì xu hướng tăng có thể tiếp tục.
3,4 – Xuất hiện một pin bar hay Doji. Đó là một mô hình đảo chiều, vì vậy bạn có thể cân nhắc hành động mua bán.
5 – đảo chiều mới xuống sau khi giá chạm mức ngang.
6 – đảo chiều mới lên sau khi giá chạm mức.
Nếu giá nằm trên đường P, mức trục trung tâm, thì nó sẽ tiếp tục tăng. Nếu giá dưới mức P, nó sẽ tiếp tục giảm. Các điểm quay gần nhất là R1 và S1. Nếu giá phá vỡ một trong các mức này, thì các mức mục tiêu tiếp theo là R2, S2. Giá càng tách xa khỏi đường giữa P, mức độ biến động trước thị trường càng lớn và khả năng giá đảo chiều về mức trung tâm càng lớn. Vì vậy, điểm R3, S3 được coi là quan trọng nhất. Đột phá của nó cho thấy một xu hướng mạnh mẽ, nhưng thường xuyên hơn, giá đảo ngược về P.
VD nhìn vào hình trên. Vào đầu giai đoạn, giá nằm trên đường P, xác nhận xu hướng tăng. Tiếp theo, giá phá vỡ mức R2 nhưng đóng cửa cao hơn một chút, báo hiệu một mức giá mạnh. Ở các nến tiếp theo, R3 đóng vai trò là mức kháng cự mạnh và giá gần như đã chạm vào nó và bắt đầu củng cố lại gần với R2. Nếu đó là một sự điều chỉnh, giá có thể lên đến R3 và cao hơn. Nếu giá bao phủ ít nhất 50% khoảng cách giữa R1 và R2, chúng ta có thể xem xét xu hướng giảm với mục tiêu đầu tiên quanh mức P trong tình hình giao dịch hiện tại.
Xác định Điểm Pivot: Ưu và nhược điểm
Ưu điểm của Điểm Pivot:
- Xác định các ngưỡng giá để tìm ra thời điểm vào và thoát lệnh tiềm năng. Theo đó nếu giá nằm trên đường PP cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và nhà đầu tư nên bán ra hoặc đóng lệnh mua. Ngược lại đường giá nằm dưới điểm xoay PP cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế và nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào hoặc đóng lệnh bán.
- Bản chất của Pivot point là xác định những đường hỗ trợ và kháng cự. Từ đó giúp các nhà đầu tư phát hiện điểm giá sẽ đảo chiều tại ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Hoặc tiếp diễn xu hướng ban đầu nếu giá bứt khỏi ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
- Các nhà đầu tư có thể sử dụng điểm pivot như là một công cụ phân tích kỹ thuật có thể sử dụng ở trên mọi khung thời gian đồ thị.
- Có thể kết hợp pivot point cùng với một số chỉ báo khác như RSI, MACD hoặc khối lượng giao dịch để có thể tối ưu khả năng thành công của giao dịch.
Hạn chế của Điểm Pivot:
- Rất khó để phân tích. Trong ngày giao dịch, giá có thể vượt qua mức trục hàng ngày nhiều lần. Điều này gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư mới bắt đầu và làm phức tạp thêm việc phân tích các điểm xoay Pivot trong ngày giao dịch.
- Điểm Pivot không biết được độ mạnh của một xu hướng và do đó vẫn không chính xác về độ tin cậy và khả năng kéo dài của chuyển động được quan sát. Để giảm khả năng xảy ra lỗi, hãy sử dụng kết hợp một số công cụ để xác định các điểm xoay trên cơ sở của ngày hôm trước. Ví dụ: vẽ các mức theo mức cao/thấp, theo các mẫu biểu đồ, thêm các chỉ báo kênh. Càng nhiều cấp độ trùng khớp với dữ liệu Điểm Pivot, dự đoán càng có nhiều khả năng chính xác.
- Một điểm yếu khác của phương pháp điểm xoay, giống như tất cả các phương pháp đầu tư chỉ dựa trên phân tích kỹ thuật về giá, là không tính đến các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến xu hướng hiện tại. Thật vậy, bất kỳ giai đoạn nào đều nên sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để đạt được một chiến lược đầu tư hoàn chỉnh và đáng tin cậy. bạn nên kiểm tra tất cả dữ liệu cơ bản liên quan đến cổ phiếu của mình trước khi xây dựng chiến lược dựa trên phương pháp này. Không được sử dụng riêng lẻ mà kết hợp cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác và có tính đến các sự kiện và tin tức kinh tế của thị trường liên quan.
Xác định điểm Pivot là công cụ hiệu quả giúp tìm ra vùng kháng cự và hỗ trợ trong giao dịch. Từ đó, nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này để có những điểm giao dịch hợp lý. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của Vietcap, nhà đầu tư đã hiểu rõ các xác định điểm giao dịch Pivot cũng như chiến lược giao dịch với Pivot trong giao dịch chứng khoán sao cho hiệu quả. Lưu ý rằng nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp với một số công cụ phân tích kỹ thuật khác và phân tích cơ bản để gia tăng xác suất chính xác cho việc ra quyết định mua bán.
Powered by Froala Editor