Tại sao không phải là phân tích cơ bản mà lại là phân tích kỹ thuật? Câu hỏi đến thời điểm hiện tại vẫn là còn nhiều người thắc mắc tuy nhiên chúng ta cũng đã dần có được câu trả lời. Ngày nay càng có nhiều người áp dụng phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính bao gồm cả chứng khoán, crypto, hàng hóa…và lý do thì có thể dễ dàng nhận ra ngay. Tuy nhiên cần nhớ rằng, không có phương pháp nào là đúng tuyệt đối, cũng không có phương pháp nào là vô dụng. Quan trọng là bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng và thuần thục với chúng hay không? Bài viết này sẽ giải thích rõ vì sao ngày nay phân tích kĩ thuật lại được ngày càng nhiều người áp dụng.
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (Tiếng Anh: Technical Analysis) là phương pháp phân tích thường được dùng trong thị trường tài chính, trong đó nhà phân tích sẽ dựa trên các chỉ số trên biểu đồ đồ thị diễn biến giá và khối lượng giao dịch để dự báo giá cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa để đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Nó có thể áp dụng cho chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, tương lai hay bất kỳ các dạng nào có thể giao dịch được và chịu sự ảnh hưởng từ áp lực cung cầu.
Phân tích kỹ thuật là một cách để hiểu điều gì đã xảy ra với giá của tài sản và dự đoán điều gì sẽ xảy ra với nó tiếp theo. Đặc điểm duy nhất của phân tích bằng các công cụ kỹ thuật là nó chỉ tập trung vào biến động giá cả. Khác với phân tích cơ bản phải nghiên cứu về cái chỉ số tài chính, báo cáo tài chính, các thông tin liên quan…,khi phân tích kĩ thuật thông thường sẽ bỏ qua toàn bộ các thông tin này mà chỉ tập trung vào giá bởi theo quan điểm ở góc độ kĩ thuật thì tất cả mọi thứ của doanh nghiệp đều đã thể hiện vào giá. Mọi lý do tăng, giảm hay mất cân bằng cung cầu đều phải thể hiện vào giá là chắc chắn, vậy nguồn cơn của mọi vấn đề sẽ nằm ở giá vì nó chính là biểu hiện chân thật nhất cảu mọi thông tin.
Phân tích kĩ thuật hoạt động ra sao?
Phân tích kỹ thuật là một quá trình được sử dụng để nghiên cứu các hành động giá trong quá khứ và dự đoán các biến động giá trong tương lai. Hành động giá xảy ra luôn luôn theo một quy luật và có lí do của nó và việc phân tích kĩ thuật chính là tìm ra lí do đó và đưa ra dự đoán cho tương lai.
Chuyển động giá xảy ra do sự thay đổi cung cầu. Khi cung vượt cầu, giá sẽ giảm và ngược lại khi cầu vượt cung giá sẽ tăng. Nhưng điều quan trọng là giá sẽ thay đổi khi nào và như thế nào. Đó chính là nhiệm vụ của các nhà phân tích kĩ thuật, bằng cách tính toán bối cảnh tổng thể và tìm ra điểm chính xác mà từ đó giá có khả năng hoạt động theo tỉ lệ gần đúng với dự đoán
Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên 3 nguyên tắc chính:
- Giá thị trường luôn biến động - giá luôn xem xét tất cả thông tin có sẵn về một chứng khoán cụ thể, cũng như hoàn cảnh kinh tế vi mô và vĩ mô và các yếu tố chính trị và kinh tế.
- Giá di chuyển theo xu hướng - giá tuân theo các xu hướng cụ thể (tăng, giảm, ngang) cho đến khi có các tín hiệu rõ ràng cho thấy sự đảo ngược xu hướng.
- Lịch sử luôn lặp lại - phân tích kỹ thuật tập trung vào việc dự đoán biến động giá trong tương lai dựa trên lịch sử, giả định này dựa trên sự lặp lại của các mẫu nhất định theo thời gian
Xu hướng là gì và có các loại xu hướng nào?
Các yếu tố đặc biệt quan trọng khi phân tích kỹ thuật
1. Hành Động Giá
Hành động giá sử dụng biểu đồ biến động giá và khối lượng, cho phép các nhà giao dịch dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Mẫu hình nến Vai – Đầu – Vai
Trong hình trên, chúng ta có thể thấy một ví dụ về mô hình Vai - Đầu - Vai, một mô hình đảo ngược hành động giá tiềm năng trong đó bất kỳ sự đột phá nào từ đường viền cổ đều cho thấy một sự thay đổi giá lớn.
Một số ví dụ khác về các mô hình giá như sau:
Các mô hình hành động giá
Xem lại: Mô hình tạo đáy thường gặp
2. Mẫu hình nến
Biểu đồ nến chứa nhiều thông tin hơn biểu đồ thanh. Cả thanh và nến đều hiển thị giá mở cửa của một khoảng thời gian nhất định, giá đóng cửa, cũng như phạm vi biến động giá diễn ra tại một thời điểm cụ thể. Vì lý do này, biểu đồ thanh và biểu đồ hình nến thường được sử dụng để tiến hành phân tích kỹ thuật. Lý do cốt lõi cho việc sử dụng hình nến là quan sát sự hình thành nến hiện tại và dựa trên một thân nến hoặc một nhóm nến đơn lẻ, dự đoán điều gì có thể xảy ra tiếp theo.
Các hình nến thường hiển thị thiết lập giá đảo chiều và tiếp diễn. Sử dụng công cụ này làm chỉ báo, bất kỳ sự đảo chiều hình nến đáng tin cậy nào từ mức hỗ trợ đều cho thấy cơ hội mua tốt, như thể hiện trong hình ảnh bên dưới:
3. Xu hướng và động lượng
Hành động giá bao gồm bản chất của các xu hướng. Trong một xu hướng mạnh, giá sẽ tạo ra mức cao hoặc mức thấp mới với áp lực mua hoặc bán mạnh. Mặt khác, trong một xu hướng điều chỉnh, giá hầu như không tạo ra mức cao hoặc mức thấp mới. Những chuyển động mạnh này biểu thị cho động lượng của giá. Khi chuyển động mạnh theo hướng của người bán, động lượng thị trường sẽ là giảm. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch chỉ nên thực hiện các giao dịch bán. Mặt khác, mua và nắm giữ sẽ có lợi nhuận khi thị trường có đà tăng.
Xu hướng điều chỉnh(correction) và xu hướng mạnh(Impulse) thể hiện rõ xu hướng giao dịch
Các mô hình đảo chiều xu hướng phổ biến nhất:
- Mô hình giá nhấn chìm tăng/giảm
- Mô hình búa (hammer)
- Mô hình sao băng (shooting star)
- Mô hình sao mai/sao hôm (morning/evening star)
- Mô hình hai đỉnh (double top)
- Mô hình hai đáy (double bottom)
4. Các chỉ báo kĩ thuật
Các chỉ báo kĩ thuật này tùy tường phương thức giao dịch kĩ thuật và thói quen phân tích của các nhà phân tích kĩ thuật, sẽ áp dụng theo nhiều chỉ báo khác nhau và nhiều cách kết hợp khác nhau, bởi tính đa dạng và dễ sử dụng
Các chỉ báo đặc biệt quan trọng và thường được áp dụng như:
- Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối (RSI)
- Đường Trung Bình Động (MA)
- MACD
- Dải Bollinger
- Dãy Fibonacci
- Đường hỗ trợ kháng cự
Vai trò phân tích kĩ thuật trong thị trường tài chính
Công cụ cảnh báo : Phân tích kỹ thuật là cơ sở cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, thiết lập lên các ngưỡng an toàn mới, hay còn nói là thiết lập nên mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh mức giá cũ. Phân tích kĩ thuật sẽ giúp hạn chế rủi ro và thông báo cho các hành động tiếp theo khi giá có sự chuyển biến đến gần các vũng hỗ trợ hay kháng cự cũ
Công cụ xác thực: Các phương pháp phân tích kỹ thuật được phối kết hợp với các phương thức phân tích kỹ thuật khác nhau hoặc với phương pháp phân tích cơ bản để đánh giá về xu thế của giá cổ phiếu. Việc áp dụng thêm phương pháp kĩ thuật sẽ gia tăng độ tin cậy cho nhận định về cổ phiếu từ đó xác thực được hành động của giá sẽ tiếp diễn trong tương lai
Công cụ dự đoán: Nhà phân tích sử dụng các kết luận của phương pháp phân tích kỹ thuật để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng khả năng dự đoán chính xác hơn. Đồng thời đưa ra nhận định và tỉ lệ lãi lỗ có thể chấp nhận khi quyết định vào lệnh, tìm kiếm điểm mua bán tối ưu. Việc dựa vào phân tích kĩ thuật để dự đoán mức lãi lỗ rủi ro sẽ giúp nâng cao tỉ lệ chiến thắng của nhà đầu tư trên thị trường
Nhược điểm của phân tích kĩ thuật
Không có công cụ nào là hoàn hảo trong thị trường tài chính và cũng không có gì là tuyệt đối. Việc áp dụng phân tích kĩ thuật để tìm ra mã cổ phiếu tốt, tìm ra điểm vào lệnh tối ưu là hoàn toàn đúng, tuy nhiên không thể dùng phân tích kĩ thuật hoàn toàn thay thế cho các công cụ phân tích khác bởi:
- Không phải tất cả các mô hình và chỉ báo đều mang đến cho nhà đầu tư một sự chính xác tuyệt đối ở mọi thời điểm, nên nhớ tất cả đều là tương đối
- Phân tích kĩ thuật sẽ không thể áp dụng với các biến động đặc biệt trong thị trường tài chính : các sự kiện, quy tắc hoặc quy định không lường trước được trên thị trường. Ngoài ra phân tích kỹ thuật đôi khi sẽ mang tính cá nhân nhiều hơn và không đảm bảo tính khách quan
- Phân tích kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều gần như hoàn toàn vào các hành động giá trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật thường không thành công nếu thị trường không xuất hiện một mô hình hoặc xu hướng rõ ràng.
- Phân tích kĩ thuật có tính linh hoạt cao, dễ dàng sử dụng ở nhiều loại thị trường hàng hóa và rất nhanh để thành thạo. Chính lẻ đó cũng là điểm yếu khi nhiều nhà đầu tư luôn lựa chọn các thông tin nhanh, dễ hiểu và trực quan như các chỉ báo và áp dụng máy móc, trong khi kiến thức nền tảng thì vẫn chưa vững. Điều này dễ dẫn đến các sai lầm lớn hơn trong tương lai
Kết Luận : Lựa chọn phân tích kĩ thuật hay cơ bản có thể sẽ vẫn là câu chuyện được tranh cãi, tuy nhiên thực tế thì mỗi trường phái đều có những ưu và nhược điểm riêng. Phân tích kĩ thuật là một cách thức tuyệt vời để phân tích cổ phiếu và tìm ra điểm vào lệnh hợp lí. Nhưng không nên lạm dụng mà cần phải trau dồi thêm nhiều kiến thức nền tảng và cơ bản, chỉ có áp dụng thành thạo nhiều phân tích khác nhau thì mới có cơ hội kiếm lời từ thị trường tài chính này.
Powered by Froala Editor