Chỉ số về hoạt động của doanh nghiệp (activity ratio) là các chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, Các chỉ số này phản ánh liệu công ty có đang sử dụng tài sản/nguồn vốn của mình có thực sự hiệu quả hay không? Doanh nghiệp đang có tạo thêm tiền cũng như doanh thu hay không? Các chỉ tiêu này không được thể hiện trên BCTC của doanh nghiệp, do vậy nhà đầu tư phải tính toán ra dựa trên thông tin của BCTC.
Nhóm các chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp phổ biến bao gồm:
Số ngày tồn kho bình quân: chỉ tiêu này phản ánh thời gian bình quân mà hàng hóa của doanh nghiệp chưa được bán cho khách hàng (tồn kho). Thông thường số ngày tồn kho nhỏ thể hiện hàng hóa doanh nghiệp tiêu thụ tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Số ngày tồn kho bình quân = Tồn kho bình quân / Giá vốn hàng bán BQ 1 ngày (1)
Từ số ngày tồn kho bình quân của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tính ra được hệ số vòng quay hàng tồn kho (theo công thức 2 hoặc 3), hệ số này thể hiệu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua số lần hàng tồn kho luân chuyển trong năm, hệ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Tồn kho bình quân (2)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = 365 / Số ngày tồn kho bình quân (3)
Ví dụ: Công ty X, Y và Z có thời gian tồn kho giai đoạn 2016 – 2021 như sau:
Nguồn: Dữ liệu từ trang web Master Trade
Qua đồ thị ta thấy công ty X và Z có số ngày tồn kho duy trì ổn định, có xu hướng tăng nhẹ trong 2 năm 2020 và 2021. Ngược lại thời gian tồn kho bình quân của công ty Y tăng rất cao trong năm 2019 và có giảm ở năm 2020 và 2021, tuy nhiên con số này vẫn rất cao so với các năm trước, điều này có thể thấy công ty Y đang gặp khó khăn trong luôn chuyển hàng hóa dẫn đến thời gian tồn kho kéo dài.
Số ngày thu tiền bình quân đây là chỉ tiêu cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp có thể thu hồi hết khoản phải thu (khoản bán chịu) từ khách hàng. Số ngày thu tiền cành nhỏ thể hiện doanh nghiệp có lợi thế trong việc thu tiền bán hàng từ khách hàng của mình. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Số ngày thu tiền bình quân = Phải thu khách hàng bình quân / Doanh thu BQ 1 ngày (4)
Từ số ngày thu tiền bình quân của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tính ra được hệ số vòng quay phải thu khách hàng (theo công thức 5 hoặc 6), hệ số này thể hiệu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua số lần khoải phải thu luân chuyển trong năm, hệ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả trong việc thu hồi các khoản bán chịu.
Hệ số vòng quay khoản phải thu KH = Doanh thu trong kỳ / Phải thu KH bình quân (5)
Hệ số vòng quay khoản phải thu KH = 365 / Số ngày thu tiền bình quân (6)
Ví dụ: Công ty X, Y và Z có số ngày thu tiền khách hàng như sau:
Nguồn: Dữ liệu từ trang web Master Trade
Qua đồ thị ta có thể thấy, trong 3 công ty công ty X có thời gian thu tiền bán hàng nhanh nhất đặc biệt số ngày thu tiền có xu hướng giảm. Công ty Z ở mức độ vừa phải và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Riêng đối với công ty Y mất rất lâu (năm 2021) mất hơn 1 năm mới có thể thu tiền bán hàng, việc này sẽ gây áp lực về tài chính rất lớn cho công ty Y.
Số ngày thanh toán bình quân hay thời gian trung bình thanh toán cho nhà cung cấp cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp (Tính từ khi doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ cho tới khi trả tiền nhà cung cấp). Chỉ tiêu này cao có thể do 2 lý do (1) Doanh nghiệp có lợi thế được nhà cung cấp cho mua chịu thời gian dài (2) Doanh nghiệp đang gặp vấn đề về thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
Thời gian thanh toán bình quân = Bình quân khoản phải trả / Doanh số mua hàng bình quân 1 ngày (10)
Vòng quay tài sản đây là chỉ tiêu giúp nhà đầu tư biết hiệu quả chuyển đổi tài sản thành doanh thu của doanh nghiệp. Vòng quay này càng lớn thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả tài sản của mình. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân (10)
Vòng quay vốn chủ sở hữu đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu, vòng quay này lớn thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn CSH trong việc tạo ra doanh thu.
Vòng quay vốn CSH = Doanh thu thuần / Vốn CSH bình quân (10)
Ngoài một số chỉ tiêu chính về chỉ số hoạt động trên, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm trên nền tảng Master Trade của công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt
Các chỉ tiêu về hoạt động nhà đầu tư có thể tìm ở đâu
Như đã trình bày ở trên, các chỉ tiêu về họa động sẽ không được sẽ không được thể hiện trên BCTC của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể sử dụng các công thức ở phần trên để tính toán các chỉ tiêu này. Hiện nay khi tham gia đầu tư trên thị trường, các nhà đầu tư tại công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt có thể xem và phân tích cách chỉ tiêu này trên nền tảng giao dịch Master Trade
Nhà đầu tư sử dụng các chỉ tiêu về hoạt động để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư như thế nào?
Khi phân tích các chỉ tiêu hoạt động, nhà đầu tư không cần phải tự mình tính toán các chỉ tiêu này mà có thể tham khảo tại các trang tài chính hoặc thông quan nền tảng giao dịch của các công ty chứng khoán. Vấn đề quan trọng nhất là nhà đầu tư sử dụng các chỉ tiêu này như thế nào?
So sánh chỉ tiêu phân tích qua các kì (năm/quý) khác nhau để thấy sự thay đổi trong chỉ tiêu phân tích (tốt lên/xấu đi)
Không có một con số cố định cho một chỉ số tốt, các ngành/lĩnh vực khác nhau thì các chỉ số này có thể khác nhau. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường có vòng quay tài sản nhỏ hơn các doanh nghiệp thương mại.
So sánh chỉ tiêu của doanh nghiệp so với chỉ tiêu bình quân của ngành. Một doanh nghiệp tốt khi các chỉ số có sự vượt trội so với chỉ số bình quân ngành và duy trì ổn định trong một thời gian dài.
Powered by Froala Editor