Dark Cloud Cover không phải là một mô hình nến xuất hiện quá phổ biến. Tuy nhiên, khi mô hình này xuất hiện, thường là một báo hiệu cho thấy một tài sản tài chính sẽ sớm đảo chiều. Trong bài viết này, Vietcap sẽ giúp bạn hiểu một cách toàn diện về mô hình Dark Cloud Cover và cách giao dịch với mô hình này.

Mô hình nến Dark Cloud Cover là gì?

Dark Cloud Cover, hay còn gọi là mô hình nến mây đen che phủ. Mây đen bao phủ là một sự kiện mang ý nghĩa trong thị trường chứng khoán, có nghĩa là giá sụt giảm giống như những đám mây đen.

Khi kết thúc một xu hướng tăng (“ngày nắng”), một cây nến đen hoặc đỏ xuất hiện (“đám mây đen”). Mô hình Mây đen che phủ có thể được tóm tắt bằng cách tưởng tượng một đám mây đen bao phủ bầu trời vào một ngày nắng đẹp. báo hiệu sự đảo ngược xu hướng.

Dark Cloud Cover là một mô hình nến đảo chiều giảm giá mà sự hiện diện của nó cho thấy khả năng đảo chiều sang xu hướng giảm có thể xảy ra. Mô hình này thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng. Và bắt đầu bằng một cây nến tăng (màu xanh lá) theo sau là một cây nến giảm (màu đỏ).

Mô hình Dark Cloud Cover đối lập với mô hình Piercing (là một nến đảo chiều tăng giá)

Nhận dạng mô hình nến Dark Cloud Cover

Mô hình nến Dark Cloud Cover trên đồ thị chúng khoán có các đặc điểm như sau:

  • Mô hình bao gồm hai ngọn nến
  • Nến đầu tiên: Là một nến tăng giá (Bullish) mạnh có thân dài.
  • Nến thứ hai:

- Là một nến giảm giá (Bearish) có giá đóng cửa nằm ở dưới 50% thân nến tăng trước đó.

- Có giá mở cửa không nhất thiết phải nằm trên giá đóng cửa của nến Bullish trước đó.

- Tín hiệu mô hình nến rõ ràng hơn khi một cây nến đỏ khác, có kích thước nhỏ hơn, hình thành sau cây nến thứ hai.

Mô hình nến Dark Cloud Cover cho chúng ta biết điều gì?

Dark Cloud Cover là một mô hình nến đảo chiều giảm giá được hình thành ở cuối xu hướng tăng. Và báo hiệu khả năng rằng giá sẽ giảm mạnh.

Nến màu xanh cho thấy áp lực mua mạnh hơn, trong khi nến đỏ cho thấy áp lực bán mạnh hơn.

Thị trường đang trong một xu hướng tăng. Xuất hiện một cây nến xanh tăng giá mạnh mẽ, tiếp theo là một khoảng gap tăng giá ở đầu phiên kế tiếp. Đến đây, phe mua đang nắm hoàn toàn quyền điều khiển thị trường.

Tuy nhiên sau đó giá đã bất ngờ gặp phải lực bán ngược chiều, đẩy giá đi khá xa, xuống thấp hơn mức 50% của cây nến đầu tiên. Sự thay đổi động lượng đột ngột này từ tăng sang giảm cho thấy rằng phe mua đang mất kiểm soát và một sự đảo chiều tiềm ẩn có thể sắp xảy ra.

Trong bối cảnh như vậy, những người ở phe mua sẽ suy nghĩ lại về vị thế của họ khi giá đột ngột đi ngược với những gì họ kì vọng. Còn những người đứng ngoài thị trường thì đang hoài nghi về việc liệu động lượng của giá có còn đủ mạnh để tiếp tục xu hướng tăng hay không.

Chỉ một cây nến tăng và một cây nến giảm sẽ không đủ để dự đoán giá giảm. Để cung cấp tính xác thực cho Dark Cloud Cover thì nhà đầu tư nên xem xét thêm một số tín hiệu.

  • Khoảng trống tăng so với giá đóng nến trước đó càng cao thì khả năng đảo chiều sẽ càng lớn. Điều này cho thấy thị trường đã không thể duy trì mức giá cao đó.
  • Mô hình nến Dark Cloud Cover phải xuất hiện trong xu hướng tăng, vì mô hình mây đen bao phủ là một mô hình đảo chiều giảm giá
  • Chiều dài của nến đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lực sẽ diễn ra sự đảo chiều. Nến xanh và nến đỏ càng dài thì khả năng đảo chiều càng rõ rệt.
  • Nến đỏ có giá đóng cửa càng thấp so với nến xanh thì khả năng đảo chiều càng mạnh.
  • Nếu khối lượng cao trên cả hai nến so với nến trước đó, khả năng đảo chiều sẽ xảy ra nhiều hơn.
  • Nến giảm thứ ba, đóng cửa thấp hơn nhiều so với nến giảm trước đó, sẽ củng cố cho tín hiệu giá có thể đi xuống.

Chiến lược giao dịch với Mô hình Dark Cloud Cover

Mô hình Dark Cloud Cover cung cấp tín hiệu giao dịch không quá tin cậy, Vì vậy chúng ta nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ chính xác khi quyết định mua bán.

Mô hình Dark Cloud Cover sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, với các đỉnh và đáy được tạo ra cao hơn. Nhà đầu tư có thể dùng các chỉ báo như RSI hoặc Stochastic để kết hợp xác định tín hiệu quá bán.

Khi thị trường đang di chuyển trong một phạm vi giao dịch, nghĩa là giá di chuyển lên xuống giữa 2 vùng kháng cự/hỗ trợ thì mô hình Dark Cloud Cover sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu mô hình diễn ra ngay tại ngưỡng kháng cự.

Lưu ý khi sử dụng Mô hình Dark Cloud Cover

Về cơ bản, tín hiệu đảo chiều giảm phát ra từ mô hình Mây đen che phủ được đánh giá là không mạnh bằng mô hình nhấn chìm giảm (bearish Engulfing). Do đó, để tránh mắc một số sai lầm cơ bản khi giao dịch, các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

– Khối lượng giao dịch tại thời điểm mở phiên của cây nến thứ 2 tương đối lớn. Nguyên nhân vì một bộ phận lớn các trader đã sập bẫy nhưng vẫn có thể thoát lệnh.

– Nến đỏ (nến 2) có xu hướng lùi sâu xuống nến tăng (nến 1) nên phần trăm đỉnh bị phá vỡ là rất lớn.

Dark Cloud Cover mô hình báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm

– Thực tế, khi mô hình dark cloud cover được hình thành, thị trường vẫn đang dao động trong xu hướng tăng.

– Mô hình Mây đen che phủ sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi đường giá di chuyển vào vùng quá mua. Khi đó, các nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác như chỉ báo Stochastic, RSI… để tăng cao độ chính xác cho giao dịch.

– Đặc biệt khi mô hình xuất hiện ở khu vực kháng cự, tín hiệu đảo chiều giảm giá tỏ ra cực kỳ đáng tin cậy và an toàn.

– Không nên thực hiện giao dịch với mô hình Dark cloud cover khi giá đang trong giai đoạn sideway (đi ngang) hoặc không có xu hướng rõ ràng.

Xem thêm:

Mặc dù mô hình Dark Cloud Cover là một chỉ báo khá tốt về sự đảo ngược xu hướng, nhưng NĐT nên sử dụng các chỉ báo bổ sung để tăng thêm tính chính xác cho việc vào lệnh. Hy vọng rằng bài viết này đã hệ thống đầy đủ những kiến thức trọng tâm liên quan đến mô hình nến Dark cloud cover và giúp các nhà đầu tư có thêm chiến lược đầu tư mới. Chúc các nhà đầu tư thành công.

Powered by Froala Editor