Mô hình 3 đáy tuy không phổ biến như các mô hình khác nhưng nó lại phát ra tín hiệu giá đảo chiều mạnh mẽ hơn cả. Hãy cùng Vietcap tìm hiểu về đặc điểm cũng như nguyên tắc giao dịch của mô hình này nhé
Mô hình 3 đáy là gì ?
Mô hình 3 đáy (tiếng anh là Triple Bottom) là mô hình giá đảo chiều, dự báo hiệu thị trường sắp đảo chiều tăng giá. Nó thường xuất hiện ở sau một xu hướng giảm.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy là nó sở hữu 3 đáy có độ thấp tương đương nhau, và có 2 đỉnh xen kẽ giữa 3 đáy.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy
Đặc điểm mô hình 3 đáy được coi là sự tiếp nối của mô hình 2 đáy, giá sau khi hình thành đáy 2 không đảo chiều ngay mà đầu đi xuống thành đáy 3 và tăng.
- Xu hướng trước khi hình thành mẫu hình 3 đáy phải là xu hướng giảm
- Cấu tạo: 3 đáy , 2 đỉnh và một đường Neckline
- Ý nghĩa của mô hình 3 đáy
- Đáy 1: Thị trường đang trong giai đoạn giảm giá, áp lực bán lớn, đẩy giá xuống thấp, tọa thành #đáy1.
- Đỉnh 1: Khi giá chạm vùng #Đáy1, tức là chạm hỗ trợ nên sẽ có nhiều lệnh đặt mua ở đây, đẩy giá lên cao và tạo thành #đỉnh2.
- Đáy 2: Khi giá đạt được mức cao (#Đỉnh1), nhiều người bắt đầu muốn chốt lời nên áp lực bán đã xuất hiện, khiến cho giá không thể tăng cao mà lại quay đầu giảm. Sau đó, vì lực bán nhiều nên giá đã giảm xuống ngưỡng hỗ trợ, tạo thành vùng #đáy2.
- Đỉnh 2: Tương tự như #đỉnh1, lúc này lực mua lại xuất hiện và đẩy giá lên cao, tạo thành #đỉnh2.
- Đáy 3: Sau khi giá tạo #đỉnh2, áp lực chốt lời vẫn xuất hiện khiến giá không thể bứt phá cao hơn và lại quay đầu giảm về vùng hỗ trợ (#đáy3).
- Đường thẳng nối 2 đỉnh gọi là đường cổ (neckline), có vai trò như đường kháng cự
Các dạng mô hình 3 đáy
Mô hình 3 đáy tăng
Mô hình 3 đáy tăng dần cho nhà đầu tư thấy sự hiệu quả của thị trường có thể tiếp tục xu hướng tăng cao hơn nữa và hay xuất hiện sau một chiều hướng suy giảm.
Mô hình 3 đáy giảm dần
Không giống với mô hình 3 đáy tăng dần, mô hình 3 đáy giảm dần cũng là một phiên bản của hình 3 đáy nhưng sự khác biệt đó chính là xu hướng để hình thành các đáy hay các đỉnh thị trường thấp hơn.
Ứng dụng mô hình 3 đáy trong giao dịch chứng khoán
- Để đảm bảo giao dịch có lợi nhuận, nhà đầu tư nên đợi đến khi mô hình 3 đáy xuất hiện hoàn chỉnh. Sau đó có thể thực hiện giao dịch theo chiến lược sau:
Cách 1: Vào lệnh khi giá phá vỡ đường cổ, tức mô hình chính thức được hoàn thiện.
- Điểm vào lệnh ngay tại điểm giá đi cắt xuyên qua đường cổ.
- Điểm cắt lỗ stop loss đặt ở đáy số 3, nên để vượt qua bóng nến một chút để tránh bị săn cắt lỗ.
- Điểm chốt lời đặt trên đường kháng cự một đoạn bằng khoảng cách từ đáy đến đỉnh của mô hình.
Cách 2: Vào lệnh sau khi giá quay lại retest đường cổ hay đường kháng cự
Khi giá phá vỡ đường cổ thường giá sẽ quay trở lại retest đường cổ, lúc đó đường hỗ trợ đã thành đường kháng cự. Khi giá bắt đầu có dấu hiệu quay đầu giảm ta sẽ vào lệnh tại điểm này. Cụ thể:
- Vào lệnh ngay tại điểm giá quay lại retest đường kháng cự như hình vẽ.
- Cắt lỗ qua đáy số 3, nên để qua bóng nến để tránh quét cắt lỗ. Tương tự cách 1,
- Điểm chốt lời nằm trên đường kháng cự, khoảng cách từ đáy đến đỉnh của mô hình
- Ví dụ về mô hình 3 đáy:
Trên hình là mô hình 3 đáy hoàn chỉnh có retest đường cổ của cặp tỷ giá CAD/JPY.
Xem lại:
- Mô hình 2 đỉnh là gì? Đặc điểm, cách giao dịch
- GDP là gì? Cách tính, vai trò và ý nghĩa của GDP trong nền kinh tế Việt Nam
Với những thông tin trên, chúng ta cũng đã hình dung và tìm hiểu thêm về mô hình 3 đáy Mong rằng các chỉ dẫn này sẽ có ích cho các NĐT trong việc tìm kiếm, đánh giá, chọn lọc và áp dụng vào giao dịch để kiếm lợi nhuận về cho mình.
Powered by Froala Editor