Mẫu hình cờ

Mẫu hình cờ hay còn được gọi là mẫu hình tam giác. Đây là một mẫu hình được thiết lập bởi hai đường xu hướng gặp nhau ở một điểm cuối.

Có 3 dạng mẫu hình tam giác cơ bản:

Mẫu hình tam giác tăng dần

Mẫu hình được hình thành từ đường xu hướng kết nối các đỉnh phía trên tạo thành một xu hướng giảm các đáy tạo thành một xu hướng tăng. Mô hình này có nghĩa là người tham gia thị trường đang bán cổ phiếu ở cùng một mức giá trong một khoảng thời gian, ở phía trên có lực bán ở cùng một mức giá, nhưng người mua đang ngày càng tăng và bước vào với giá ngày càng cao dần.

Ở mẫu hình này, nhà đầu tư có thể canh mua khi cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá tạo thành bởi đường xu hướng bên dưới và có thể chốt lời tại mốc kháng cự bên trên. Có thể gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu khi giá cổ phiếu phá vỡ được mô hình theo hướng tăng. Ngược lại, khi giá cổ phiếu có xu hướng giảm dưới đường xu hướng bên dưới, cần bán cổ phiếu đi để có thể hạn chế rủi ro gặp phải.

Mẫu hình tam giác giảm dần

Mô hình tạo bởi đường hỗ trợ đi ngang và giá cao tạo thành một loạt các mức đỉnh thấp hơn. Thông thường, mô hình tam giác giảm dần sẽ hình thành một xu hướng giảm. Tài một số thời điểm trong đợt bán tháo, người mua xuất hiện với nhu cầu đủ để tạm dừng bán ra mỗi khi chúng xảy ra, với mức giá tương đương.


Khi đầu tư cổ phiếu hình thành trong mẫu hình tam giác giảm dần. Nhà đầu tư cần canh nhưng nhịp hồi lên vùng kháng cự bên trên để có thể tạm bán trước để tránh rủi ro. Khi giá cổ phiếu đột ngột giảm thủng vùng bên dưới cần dứt khoát bán cổ phiếu đi vì khi phá vỡ xu hướng bên dưới, giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm.

Mẫu hình tam giác đối xứng

Đường xu hướng giảm được hình thành bởi các đỉnh giá và đường xu hướng tăng được hình thành từ các đáy của giá, cả hai giao nhau cùng một góc, tạo thành một mô hình đối xứng. Mô hình này chỉ ra là người mua đang trở nên hưng phấn hơn trong khi đó, người bán giảm dần. Áp lực bán giảm đi một khi người bán đã bán hết chứng khoán. Do đó, mô hình kết thúc theo cùng xu hướng đi trước đó, hoặc là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.

Mẫu hình chữ nhật


Mô hình chữ nhật là mẫu hình được hình thành bởi hai đường xu hướng song song, mẫu hình được thiết lập bằng cách nối các đỉnh và đáy trong 1 xu hướng.

Đường hỗ trợ ngang tạo thành đáy của hình chữ nhật cho thấy các nhà giao dịch liên tục thực hiện các giao dịch mua đủ lớn ở cùng mức giá để đảo chiều xu hướng.

Trong một hình chữ nhật giảm giá, đường kháng cự đơn giản là đại diện cho các nhà đầu tư đang chốt lời.

Trong quá trình hình thành mô hình, giá biến động bên trong của ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Trong trường hợp giảm giảm dưới đường hỗ trợ thì được xem là tín hiệu bán khi mức hỗ trợ này được thực hiện mua đi mua lại và cuối cùng là vượt qua đường hỗ trợ.

Nếu giá vượt đường kháng cự thì được xem là tín hiệu mua khi mức kháng cự đã được kiểm tra nhiều lần và cuối cùng đã phá vỡ vùng kháng cự.

Xem thêm:

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Cách sử dụng chỉ báo MACD trong giao dịch

Lưu ý khi áp dụng mô hình vào giao dịch

Ở cả hai mẫu hình vừa giới thiệu bên trên, có một số điều cần lưu khi áp dụng mô hình vào giao dịch như sau:

  • Luôn luôn chú ý, quan sát 2 đường xu hướng (hỗ trợ - kháng cự). Chú ý việc mua bán ở các vùng thích hợp để có thể tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Trong trường hợp, đường xu hướng (hỗ trợ) bên dưới bị phá vỡ, cần lập tức bán cổ phiếu để hạn chế rủi ro có thể gặp phải. Ngược lại, khi xu hướng giá vượt được kháng cự bên trên, có thể gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu để có thêm lợi nhuận trong giao dịch.

Nhà đầu tư có thể mở tài khoản chứng khoán Vietcap tại đây để xem phân tích kỹ thuật, nhận định thị trường, và sử dụng hệ thống nền tảng giao dịch đa dạng như: Vweb, Vmobile, Vpro…

Powered by Froala Editor