Lệnh PLO trong chứng khoán là lệnh được nhà đầu tư sử dụng khá nhiều bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Vậy lệnh PLO là gì? cách sử dụng lệnh LO hiệu quả là điều mà bất cứ nhà đầu tư F0 nào trên thị trường đều quan tâm. Ở bài viết này, Vietcap sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật các khái niệm xoay quanh lệnh PLO, đặc biệt là những lưu ý để sử dụng lệnh PLO hiệu quả, tối ưu được lợi nhuận đầu tư.

Lệnh PLO là gì? Cách đặt lệnh PLO trong đầu tư chứng khoán

Lệnh PLO là gì?

Lệnh PLO trong tiếng Anh gọi là Post Limit Order, tiếng Việt gọi là lệnh khớp lệnh sau giờ. Vậy lệnh PLO là gì? Theo điểm D, khoản 2 Điều 17 quy định về lệnh giao dịch trong quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết có chỉ rõ lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa.

Khác với lệnh LO, lệnh MP, lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống vào phiên ngoài giờ và được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng đang chờ xử lý. Giá thực hiện lệnh LO sẽ là giá đóng cửa của ngày giao dịch. Trường hợp không xác định được giá đóng cửa, lệnh PLO sẽ không được ghi nhận và nhập vào hệ thống. Khi kết thúc phiên giao dịch ngoài giờ, các lệnh PLO không được thực hiện sẽ tự động bị hủy.

Lưu ý: Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) chỉ có trên HNX

Đặc điểm của lệnh PLO trong chứng khoán

Việc hiểu rõ thời gian, nguyên tắc khớp lệnh trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng thao tác khi mua bán chứng khoán. Dưới đây là một vài đặc điểm mà nhà đầu tư cần biết khi tìm hiểu về lệnh PLO:

  • Thời gian đặt lệnh: Trong vòng 15 phút sau khi phiên giao dịch định kỳ đóng cửa, cụ thể từ 14h45 đến 15h từ thứ 2 đến thứ 6, trừ các ngày lễ Tết.
  • Mức giá thực hiện lệnh PLO sẽ bằng với mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch định kỳ ngay sau khi được nhập lên hệ thống.
  • Lệnh PLO chỉ được ghi nhận khi bắt đầu phiên giao dịch ngoài giờ.
  • Lệnh PLO sẽ không được ghi nhận nếu như không có thanh khoản.
  • Khi đặt lệnh PLO, nhà đầu tư không thể sửa, thay đổi hay huỷ lệnh.
  • Lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống nếu như không xác định được giá đóng cửa tại phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ trong ngày giao dịch đó. Nếu phiên giao dịch không có cổ phiếu nào được mua/bán thì sẽ không thể xác định được mức giá cuối cùng để áp dụng cho lệnh PLO, điều này làm cho lệnh PLO không được đẩy lên hệ thống. Đối với lệnh PLO không được khớp đến cuối phiên giao dịch ngoài giờ thì hệ thống sẽ tự động huỷ.

Ví dụ: Khi nhà đầu tư mua 10.000 cổ phiếu và tiến hành đặt lệnh PLO. Bên bán đang đặt lệnh bán với giá 15.000 đồng/cổ phiếu thì bên hệ thống sẽ khớp lệnh 10.000 và bên bán sẽ hiển thị dư bán 5.000 đồng/cổ phiếu. Khi đã đặt lệnh rồi nhà đầu tư sẽ không được phép sửa hay huỷ lệnh trong suốt thời gian giao dịch. Và lệnh sẽ không được ghi nhận nếu như không có thanh khoản.

Cách đặt lệnh PLO trong chứng khoán

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản chứng khoán để thiết lập giao dịch.

Bước 2: Chọn “Lệnh PLO” với các cổ phiếu ở sàn HNX sau 14h45

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 4: Nhấp vào “Đặt lệnh” để hoàn tất quy trình thiết lập. Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin. Bạn cần kiểm tra để đảm bảo thông tin chính xác. Tiếp tục nhập mã pin vào theo yêu cầu.

Bước 5: Xác nhận hoàn thành đặt lệnh PLO. Hệ thống sẽ thể hiện đầy đủ thông tin bao gồm: đối tượng, loại lệnh, giá, trạng thái, thời gian,...

Với App giao dịch chứng khoán Vietcap bạn chỉ cần bấm vào lệnh PLO ở kiểu lệnh

Ưu và nhược điểm của lệnh PLO trong chứng khoán

Sau khi biết được khái niệm và đặc điểm của lệnh PLO, hãy cùng chúng tôi phân tích ưu và nhược điểm của lệnh PLO trong chứng khoán nhé!

Ưu điểm

  • Nhà đầu tư có thể dự đoán trước giá của lệnh PLO. Nguyên nhân là sau khi phiên khớp lệnh định kỳ trong ngày kết thúc thì phiên khớp lệnh sau giờ PLO sẽ được thực hiện, mà theo quy định thì giá của lệnh PLO sẽ bằng giá cuối phiên giao dịch.
  • Mệnh giá lệnh PLO sẽ không cố định mà phụ thuộc vào mức giá của phiên đóng cửa.
  • Lệnh PLO giúp tạo thêm cơ hội nếu như nhà đầu tư đang suy nghĩ, chưa kịp đặt lệnh mua bán khi phiên giao dịch định kỳ kết thúc.

Nhược điểm

  • Nhà đầu tư sẽ không biết được chính xác khối lượng mà bên bán sẽ đưa lên sàn. Lúc này nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái bị động khi giao dịch.
  • Khi đã nhập lệnh trên hệ thống trong thời gian 15 phút giao dịch ngoài giờ, nhà đầu tư sẽ không được sửa, thay đổi hay huỷ lệnh.

Qua bài viết trên, hy vọng Vietcap đã giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về lệnh PLO cũng như các kiến thức như cách đặt lệnh PLO hay những lưu ý khi sử dụng lệnh PLO trong giao dịch. Hiểu rõ lệnh PLO là gì sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng linh hoạt và hiệu quả lệnh này từ đó đạt được lợi nhuận cao hơn từ các giao dịch đầu tư của mình.

Powered by Froala Editor