Khi đọc các tạp chí hoặc nghe tin tức tài chính, thỉnh thoảng chúng ta lại bắt gặp cụm từ “Lãi suất thả nổi”. Vậy “Lãi suất thả nổi” là gì? Cách tính và ưu nhược điểm của lãi suất thả nổi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất không cố định, thay đổi liên tục, biến động theo tình hình thị trường.
Theo đó, trong suốt quá trình vay vốn, khách hàng sẽ chịu mức lãi suất biến động liên tục. Khi lãi suất thị trường chung tăng, lãi suất vay vốn của khách hàng sẽ điều chỉnh tăng và ngược lại.
Lãi suất thả nổi thường được ngân hàng/tổ chức tín dụng điều chỉnh theo định kỳ vào mỗi 3, 6 hoặc 12 tháng. Mức điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn thay đổi phải dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng/tổ chức tín dụng với người vay, được ghi rõ trên hợp đồng.
Công thức tính lãi suất thả nổi:
Tuy được gọi là lãi suất thả nổi, loại lãi suất này cũng có những quy định riêng về cách tính:
Lãi suất thả nổi được xác định theo công thức:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất tham chiếu + Biên độ
Trong đó, lãi suất tham chiếu phụ thuộc vào thời gian vay vốn
- Nếu khách hàng vay vốn ngắn hạn (tối đa 12 tháng), lãi suất tham chiếu được xác định là lãi suất tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân thông thường, lãi trả sau kỳ hạn 12 tháng.
- Nếu khách hàng vay vốn trung và dài hạn (trên 12 tháng), lãi suất tham chiếu được xác định là lãi suất tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân thông thường, lãi trả sau kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng.
- Trong một vài trường hợp, lãi suất tham chiếu được một vài ngân hàng tính theo lãi suất mua bán vốn nội bộ, chỉ công bố trong phạm vi nội bộ ngân hàng, khách hàng không được biết. Lý do tăng giảm được ngân hàng đưa ra khá chung chung.
Tham khảo: Mối quan hệ thị trường chứng khoán và lãi suất tiền gửi
Ưu và nhược điểm lãi suất thả nổi:
Ưu điểm:
- Khi lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn.
- Khả năng tiết kiệm chi phí: Lãi suất thả nổi thường có mức lãi suất cơ sở thấp hơn so với lãi suất cố định, do đó giúp người vay tiết kiệm chi phí trả lãi.
- Tính minh bạch: Lãi suất thả nổi thường được tính dựa trên lãi suất tham chiếu và biên độ lãi suất được quy định trong hợp đồng tín dụng, giúp cho người vay dễ dàng hiểu và đánh giá được chi phí của khoản vay.
- Thích hợp với những người có nhu cầu vay ngắn hạn: Lãi suất thả nổi thường được sử dụng cho các khoản vay ngắn hạn, giúp cho người vay giảm được chi phí trả lãi và linh hoạt trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính.
- Giúp tăng khả năng vay tiền: Vì lãi suất thả nổi thường có mức lãi suất cơ sở thấp hơn so với lãi suất cố định, do đó giúp tăng khả năng vay tiền của người vay.
Nhược điểm:
- Khi lãi suất thị trường biến động tăng thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ cao hơn.
- Không thể dự đoán được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai, đặc biệt trong các thời điểm thị trường bất ổn.
- Lãi suất thả nổi không ổn định có thể dẫn đến số tiền phải trả lớn hơn so với dự tính và dễ gây ra rủi ro tài chính, nợ xấu.
- Việc tính toán và quản lý khoản vay áp dụng lãi suất thả nổi có thể phức tạp hơn so với các khoản vay áp dụng lãi suất cố định.
Tham khảo:
- Lạm phát là gì? Nhóm ngành nào hưởng lợi từ lạm phát tăng cao?
- Suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện và hậu quả
- Lãi suất âm là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết
Vì vậy, trước khi quyết định vay vốn áp dụng lãi suất thả nổi, bạn cần phải cân nhắc về các yếu tố sau để những quyết định chính xác hơn:
- Nhu cầu và mức biến động lãi suất có thể chấp nhận
- Thời hạn khoản vay
- Khả năng tài chính của bản thân
- Xu hướng biến động lãi suất trong tương lai
Powered by Froala Editor