Chốt lời và cắt lỗ là hai nguyên tắc rất quan trọng trong việc đầu tư chứng khoán. Chốt lời sẽ cho phép nhà đầu tư (NĐT) thu lợi nhuận khi giá đạt đến một điểm nhất định. Còn cắt lỗ sẽ giúp NĐT bảo vệ nguồn vốn và kiểm soát được các rủi ro trong những trường hợp giá diễn biến xấu.

Đa phần, các NĐT đều không muốn thừa nhận rằng bản thân mình đã sai và thường sẽ có xu hướng mua thêm cổ phiếu khi nó liên tục giảm với ý nghĩ rằng “ Cổ phiếu đã trở nên rẻ hơn trước thay vì thừa nhận mình đã sai vì mua một cổ phiếu không tốt”. Còn một số NĐT khi cổ phiếu mình mua đã đạt được điểm lời mà bản thân kỳ vọng nhưng lại không muốn bán vì nghĩ cổ phiếu sẽ còn tăng giá. Đây hoàn toàn là những suy nghĩ khá sai lệch, dẫn đến những rủi ro khá lớn đối với các NĐT. Nếu không biết cách quản lý rủi ro, chốt lời cắt lỗ tốt thì NĐT sẽ không thể nào tồn tại được trên thị trường chứng khoán.

Vậy làm thế nào để NĐT có thể giảm thiểu rủi ro cho mình và chốt lời cắt lỗ đúng cách? Bài viết  này sẽ giúp các NĐT nắm được các nguyên tắc chốt lời và cắt lỗ sao cho đúng nguyên tắc để các NĐT có thể đạt được những kết quả như ý muốn.

Khi nào thì chốt lời và cắt lỗ?

Mục đích chung của việc đầu tư chứng khoán chính là lợi nhuận. Và thời điểm để chốt lời là cực kì khó khăn. Vậy khi nào nhà đầu tư nên chốt lời và cắt lỗ?

1/. Khi cổ phiếu đã đạt được mục tiêu kỳ vọng.

Khi đầu tư, những NĐT mới thường bị cuốn vào vòng xoáy khi thị trường tăng giá, hoặc đặt kỳ vọng quá cao với so với mức sinh lời của một cổ phiếu. Vì thế, họ thường đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tức là muốn chốt lời đúng đỉnh. Nếu bán xong mà giá cổ phiếu vẫn tăng, lòng tham thường khiến những nhà đầu tư này lao theo đà tăng giá. Nhiều trường hợp, điều này để lại những hậu quả, mà phổ biến nhất là "đu đỉnh".

Cắt lỗ cutloss

Thực tế, không một ai có thể đoán trước thị trường chứng khoán sẽ diễn ra như thế nào, cho dù đó là những nhà đầu tư hay quản lý quỹ lâu năm.

Vì thế, trong đầu tư, một yếu tố quan trọng là tính kỷ luật. NĐT cần đảm bảo nguyên tắc mua vào khi giá thấp hơn giá trị, bán ra khi giá cao hơn giá trị và đặc biệt là "biết đủ và hài lòng".

Với những nhà đầu tư ưu thích lướt sóng ngắn hạn theo dòng tiền, mức lợi nhuận từ 2-3% mỗi tháng (tương ứng tổng mức lợi nhuận kỳ vọng 25% mỗi năm) là con số nhiều người hướng tới. Tỷ suất này là mức không quá khó đạt được trên thị trường. Nhưng điều quan trọng là khi đạt được kỳ vọng, nhà đầu tư phải đảm bảo kỷ luật chốt lời. Tham khảo: Các trường phái đầu tư chứng khoán

Nhà đầu tư thông thái và thông minh sẽ là những người làm chủ được mình trong việc đầu tư. Bởi thế, sự tỉnh táo và giữ vững tâm lý luôn là yếu tố quyết định chiến thắng.

2/. Mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó.

Bán ra khi đạt đủ mức sinh lời kỳ vọng là một dạng kỷ luật, thì cắt lỗ khi vi phạm nguyên tắc cũng là một dạng kỷ luật khác mà NĐT phải làm chủ được.

Thị trường chứng khoán vốn là nơi khá khắc nghiệt và luôn sẽ có biến động. Sự khắc nghiệt này khiến những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn phải chuẩn bị những "kịch bản xấu" khi thị trường chao đảo.

Ví dụ, nhà đầu tư đặt mục tiêu sẽ chốt lời khi cổ phiếu đạt tỷ suất sinh lời 20%, thì cũng nên đặt ra mức cắt lỗ nếu giảm quá 10%. Việc bán ra phải thực hiện khi một trong hai điều kiện này xảy ra, kể cả đó là cắt lỗ. Đôi khi, giá cổ phiếu có thể giảm tới 20% rồi phục hồi, nhưng cũng có trường hợp, mức giảm sẽ lớn hơn. Vi phạm nguyên tắc đầu tư một lần thì sẽ có lần thứ hai. Tiếp tục vi phạm, việc đầu tư chỉ còn là cảm tính.

3/. Chốt lời và cắt lỗ theo phân tích của doanh nghiệp.

Nếu NĐT mua theo yếu tố cơ bản của doanh nghiệp thì sẽ bán chốt lời khi đạt mục tiêu, hoặc bán cắt lỗ khi một trong các yếu tố ban đầu đảo chiều, tác động tiêu cực lên hoạt động doanh nghiệp, khiến giá cổ phiếu sụt giảm.

Việc kiên định theo quy chuẩn quản trị rủi ro của riêng bản thân đã đặt ra sẽ giúp các NĐT không còn lo lắng tìm điểm bán với cổ phiếu. Có thể nhiều trường hợp mức sinh lời thấp hơn đà tăng thực tế, hoặc "bán đúng đáy", nhưng kỷ luật vẫn hơn là việc đuổi theo và đoán diễn biến thị trường.

4/. Chốt lời và cắt lỗ theo phân tích kỹ thuật.

  • Dựa trên đường trung bình cộng (MA): Đây là phương án phổ biến được nhiều nhà đầu tư sử dụng để thiết lập điểm cắt lỗ. Trong đó, thông qua các đường trung bình MA 5, 9, 20, 50, 100 và 200 ngày, nhà đầu tư cần phải xem rằng giá cổ phiếu liệu đã đạt tới ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự chưa.
  • Dựa trên đường xu hướng (trendline) ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự: Nếu các vùng này bị thủng giá với khối lượng lớn, có nghĩa là xu hướng cổ phiếu có thể bị thay đổi và người đầu tư nên nhanh chóng thoát hàng. Và kế đến là đặt lệnh dừng lỗ ngay bên dưới vùng hỗ trợ trọng yếu.

5/. Chốt lời và cắt lỗ theo mô hình “ Cốc tay cầm”

Chắc hẳn, khi nghe đến tên gọi mô hình cốc và tay cầm, bạn đã hình dung được mô hình cốc cầm tay là như thế nào rồi phải không. Loại mô hình này được chia thành 2 phần chính là phần cốc và phần tay cầm. Cụ thể như sau:

  • Phần Cốc: Phần cố có dạng hình chữ U hoặc chữ V biểu thị cho giá cổ phiếu sau khi trải qua chuỗi ngày “xuống dốc không phanh” bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy và đi lên. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể xác định được phương án tiếp theo cho mình.
  • Phần tay cầm: Khi giá cổ phiếu tăng lên đến đỉnh của chiếc cốc, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán ra để thu lời. Lúc này, do số lượng bán ra nhiều nên giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung gần hết, những người mua sẽ thắng thế. Giá cổ phiếu lúc này sẽ vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình cốc tay cầm.

5.1 Đối với phần cốc

  • Sẽ có một đợt tăng giá khoảng 30% trở lên trước khi hình thành khu vực bên trái của chiếc cốc. Do đó, đây là điều kiện quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua nếu muốn là người chiến thắng trên thị trường giao dịch chứng khoán.
  • Thông thường, thời gian để hình thành mô hình cốc tay cầm là từ 7 đến 65 tuần, kéo dài liên tục trong vòng 3-6 tháng.
  • Tỷ lệ điều chỉnh độ sâu của cốc từ đỉnh xuống đáy cốc từ 12-15%. Thậm chí có thời điểm tỷ lệ lên đến 40-50%. Tuy nhiên, thông thường những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh lớn hơn 50% rất dễ thất bại.
  • Phần cốc có dạng hình chữ U sẽ uy tín và đáng tin cậy hơn khi nó mang hình chữ V.
  • Đỉnh cốc bên phải và bên trái có thể bằng hoặc khác nhau.

5.2: Phần tay cầm

  • Phần tay cầm kéo dài trong vòng từ 1-2 tuần. Ở giai đoạn này, những nhà đầu tư “non gan” sẽ bị loại bỏ trước một đợt tăng giá sắp diễn ra.
  • Sẽ có một số trường hợp phần tay cầm của cốc không xuất hiện. Khi đó, cổ phiếu tăng sẽ không có giai đoạn điều chỉnh. Nhà đầu tư cần lưu ý, mô hình không có phần tay cầm thường sẽ rất khó thành công hoặc tỷ lệ thành công thấp.
  • Vị trí tay cầm thường nằm ở nửa trên phần cốc và trên MA200. Đây là hai tiêu chí quan trọng quyết định sự thành bại của nhà đầu tư. Nếu không thỏa mãn hai tiêu chí này khả năng thắng sẽ thấp.
  • Tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm thường rơi vào từ 10-15%, được xác định từ đỉnh tay cầm.
  • Điểm thoát khỏi tay cầm sẽ có khối lượng tăng lên từ 40-50% so với mức bình thường.

6/. Quy tắc 20-25% chốt lời chứng khoán thông minh.

Quy tắc chốt lời là một kiến thức, kỹ năng vô cùng quan trọng. Nhà đầu tư nên tuân thủ và ứng dụng tốt để mang lại lợi nhuận cao hơn. Cụ thể, quy tắc chốt lời 20-25% rất phổ biến trong thị trường chứng khoán.

Thực tế, các cổ phiếu tăng trưởng thường có xu hướng tăng từ 20 đến 25%, sau đó giảm và điều chỉnh lại mức giá mới. Vì thế, tốt hơn hết là bạn chốt lãi ở ngưỡng an toàn là 20-25% để tránh việc thua lỗ khi giá cổ phiếu bị giảm.

Quy tắc này sẽ giúp việc đầu tư của bạn an toàn và bền vững, từ đó có được những khoản lợi nhuận lớn mạnh trong danh mục đầu tư của mình.

KẾT LUẬN.

Trên đây là những chia sẻ của tôi về chốt lời và cắt lỗ trong thị trường chứng khoán. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các NĐT đầu tư một cách thông minh và hiệu quả tránh những rủi ro và mang về lợi nhuận cho mình. Nếu như NĐT chưa thể tự mình quản trị rủi ro thì có thể tìm cho ngay mình một người đồng hành thích hợp. Vietcap tự tin sẽ là người đồng hành đáng tin cậy với tất cả những NĐT. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và luôn dành những sự quan tâm đặc biệt đối với những khách hàng đang giao dịch tại Vietcap .

Để mở tài khoản tại Vietcap NĐT bấm vào liên kết: https://www.vcsc.com.vn/mo-tai-khoan

Ngoài ra, NĐT có thể tham khảo cách mở tài khoản Vietcap chi tiết: https://www.vcsc.com.vn/ho-tro/huong-dan-su-dung/mo-tai-khoan/mo-tk-online

Powered by Froala Editor