Hướng dẫn phân tích kỹ thuật chứng khoán những thao tác cơ bản trong phân tích kỹ thuật, một công cụ thường được nhà đầu tư sử dụng dựa trên lịch sử biến động giá của mã cổ phiếu. Bởi trước khi ra quyết định mua bất kỳ cổ phiếu nào, nhà đầu tư cần xác định được cơ hội cũng như rủi ro của mã cổ phiếu đó thông qua các tiêu chí cơ bản. Sau khi đã chọn được cổ phiếu tiềm năng, nhà đầu tư cần xác định điểm mua hợp lý.
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp dự đoán giá tương lai của cổ phiếu thông qua việc khảo sát giá trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho cổ phiếu, hàng hóa hoặc bất cứ giao dịch nào mà giá bị ảnh hưởng bởi lực cung và cầu. Phân tích kỹ thuật không xem xét giá trị của giá cổ phiếu mà là một trong những động cơ chính để mua bán cổ phiếu. Các nhà đầu tư dựa vào xu hướng để có thể quyết định khi nào mua hoặc bán.
Phân tích kỹ thuật thường chỉ dùng trong việc đầu tư ngắn hạn. Việc phân tích kỹ thuật hướng đến việc nghiên cứu về giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch của cổ phiếu.
Phương pháp được ra đời vào những năm 1800 bởi Charles Dow qua Lý thuyết Dow. Một số nhà nghiên cứu gồm William P.Hamilton, Robert Rhea, Edson Gould và John Magee đã đóng góp thêm vào các khái niệm của Lý thuyết Dow, giúp hình thành nên cơ sở cho phương pháp này.
Vai trò của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán:
Trong phân tích kỹ thuật có 3 vai trò chính.
Công cụ báo động:
Việc cảnh báo sự phá vỡ hỗ trợ và kháng cự, đồng thời thiết lập các ngưỡng an toàn mới thay vì dao động quanh mức giá cũ trong phân tích kỹ thuật sẽ giúp các nhà đầu tư nhận biết sự thay đổi về mức giá càng sớm từ đó có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán thêm phần chính xác.
Công cụ xác nhận:
Để xác nhận sự thay đổi trong xu hướng giá, nhà đầu tư có thể sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau để quyết định nhanh và hành động sớm nhất có thể.
Công cụ dự đoán:
Sau khi phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể đưa ra sự thay đổi về giá trong tương lai. Nhà đầu tư có thể hành động theo các kết quả này, từ đó giảm khả năng sai hoặc bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông (Fomo).
Các chỉ báo chính và thường gặp trong Phân tích kỹ thuật:
Giá cổ phiếu là nguyên tắc chính trong phân tích kỹ thuật, phản ánh tất cả thông tin tác động đến thị trường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng trong phân tích cổ phiếu, trong đó có một số các chỉ báo phổ biến sau:
Xu hướng giá:
Chỉ báo thể hiện xu hướng chung mà giá cổ phiếu đang dịch chuyển. Dựa vào xu hướng để dự đoán tương lai của giá cổ phiếu là một cách hiệu quả được các nhà phân tích nổi tiếng từ thế kỷ trước vận dụng rất nhiều và vẫn còn dùng đến ngày nay.
“The trend is your friend” – câu ngạn ngữ nổi tiếng đã được sử dụng từ rất lâu trong giới phân tích kỹ thuật ở phương Tây – chỉ ra rằng xu hướng chính là bạn.
Chỉ báo phản ánh sự chuyển động của giá trong một khoản thời gian đủ để xác định xu hướng. Chỉ số xu hướng được chia làm 3 loại theo thời gian:
Xu hướng dài hạn (trên 5 năm).
Xu hướng trung hạn (từ 1 đến 5 năm).
Xu hướng ngắn hạn (nhỏ hơn 1 năm).
Để dự báo xu hướng giá của cổ phiếu, nhà đầu tư cần thực hiện vẽ các đường xu hướng (trendline). Vẽ các đường xu hướng này, nhà đầu tư nối các đỉnh của cổ phiếu với nhau, hoặc nối các đáy của cổ phiếu với nhau từ đó có thể hình thành đường xu hướng giúp nhà đầu tư nhận định về xu hướng của giá cổ phiếu chính xác hơn.
Trong hình là xu hướng tăng của cổ phiếu VCI trong giai đoạn giữa năm 2021, ảnh được cung cấp từ Đồ thị kỹ thuật trong phần mềm Vpro của CTCP chứng khoán Bản Việt.
Xu hướng giảm của cổ phiếu VCI trong giai đoạn đầu năm 2022. Xem thêm Xu hướng là gì và có các loại xu hướng nào
Đường trung bình động MA
Đường trung bình động MA – Moving Average là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định như: 5, 20, 50, 100 hoặc 200 ngày. Đường MA là một chỉ báo được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật để nhận biết được tín hiệu mua bán cổ phiếu. Đường trung bình động cho thấy tổng quát hơn về giá cổ phiếu đang cần tìm hiểu.
Nhà đầu tư thường vận dụng đường này để phát hiện các biến động của giá hoặc xác định những xu hướng thay đổi có thể xảy ra.
Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu của một công ty niêm yết tăng cao hơn so với đường trung bình động 200 ngày, điều này cho một tín hiệu cho sự tăng giá của cổ phiếu đó. Xem lại đường MA200 và ý nghĩa khi giao dịch cổ phiếu
Trên hình là biểu đồ giá của cổ phiếu VCI từ tháng 03/2020 đến cuối năm 2021. Vào giữa tháng 8, ta thấy giá của cổ phiếu này đã cắt vượt trên đường trung bình giá 200 ngày. Từ đó, giá cổ phiếu liên tục tăng giá khoảng thời gian dài đến cuối năm 2021 và tiếp tục sau đó.
Để chèn chỉ báo đường trung bình giá vào Đồ thị kỹ thuật trong VPro, nhà đầu tư cần chuột phải vào đồ thị giá, sau đó chọn Insert Indicator.
Sau đó nhập vào “Moving Average”
Ở bảng Indicator Properties, có thể điều chỉnh các chỉ số theo mục đích phù hợp, đường trung bình động càng nhỏ thì xu hướng càng ngắn hạn cùng với đó sự biến động về giá sẽ nhiều hơn và ngược lại.
Các mức hỗ trợ và kháng cự:
Hỗ trợ (Support levels) và Kháng cự (Resistance levels) là hai mức giới hạn phạm vi của giá trên biển đồ. Ở ngưỡng hỗ trợ, giá thường ngừng giảm và tăng trở lại. Ngược lại, tại mức kháng cự sẽ là nơi giá ngừng tăng và giảm trở lại.
Đường hỗ trợ là đường nối lần lượt các điểm đáy của giá. Tùy vào xu hướng giá mà mức hỗ trợ có thể nằm ngang hoặc nghiêng.
Đường kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá với nhau. Tương tự với mức hỗ trợ, đường kháng cự có thể nằm ngang hoặc nghiêng.
Trên hình là đường hỗ trợ của cổ phiếu VCI. Ta có thể thấy, khi giá chạm đường hỗ trợ thì sẽ ngừng giảm và đảo chiều xu hướng tăng trở lại.
Ngược lại, khi giá VCI chạm vào đường kháng cự của VCI phía trên sẽ dừng tăng và quay lại tiếp tục giảm điểm. Xem thêm cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Chỉ báo khối lượng:
Volume Indicators – Chỉ báo khối lượng chỉ ra số lượng cổ phiếu giao dịch tại một thời điểm nào đó. Nó phản ánh mức độ phổ biến của cổ phiếu đó. Nếu cổ phiếu có khối lượng giảm đáng kể, nhà đầu tư nên cân nhắc xét xét cổ phiếu này. Tuy nhiên, cần lưu ý:
Khi giá tăng nhưng khối lượng giảm đột ngột, có thể đây là tín hiệu cho sự đảo chiều sớm của giá hoặc thể hiện cổ phiếu này đang không được các nhà đầu tư ưa chuộng, quan tâm.
Giá cổ phiếu chuyển động nhanh, mạnh mẽ và khối lượng giao dịch tăng nhanh chóng, có thể đây báo hiệu cho xu hướng tương ứng đang sắp chuẩn bị kết thúc.
Khi giá chuyển động thấp hơn nhưng không chạm đáy và khối lượng giao dịch tăng, có thể đây là dấu hiệu cho sự tăng giá.
Nhà đầu tư nên kết hợp so sánh biến động giá với khối lượng giao dịch để đưa ra các kết quả phân tích chính xác nhất.
Các mô hình biểu đồ:
Mô hình biểu đồ là một hình ảnh thu nhỏ phản ánh biểu đồ giá giúp dự báo những xu hướng giá có thể xảy ra trong tương lai, dựa trên những gì đã có trong quá khứ. Các mô hình này được nhà phân tích và nhà đầu tư ưu tiên sử dụng để xác định các giao dịch tiềm năng hoặc sử dụng kết hợp với các hình thức phân tích kỹ thuật khác để tối ưu hóa quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế, các mô hình thường không dễ dàng nhận biết. Vì vậy, cần có khả năng phân tích cao cũng như tiếp xúc nhiều với phân tích biểu để để có thêm kinh nghiệm, từ đó nhận diện và hiểu được các mô hình biểu đồ nhanh và chính xác hơn.
Một số mô hình thường được áp dụng trong phân tích kỹ thuật.
Ngoài ra nhà đầu tư mới có thể xem thêm 3 mô hình mà Vietcap đã chia sẻ trước đó:
- Mẫu hình cờ, mô hình chữ nhật
Chỉ báo động lượng:
Chỉ báo động lượng – Momentum Indicators được áp dụng để đo tốc độ tăng hoặc giảm của giá cổ phiếu. Chỉ báo này giúp nhà đầu tư xác định điểm mạnh hoặc điểm yếu của cổ giá cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ báo này cho thấy sức mạnh của giá khi biến động nhưng lại bỏ qua định hướng của giá. Do đó, chỉ báo này được vận dụng hiệu quả nhất khi áp dụng với các chỉ báo khác, đặc biệt là chỉ báo thể hiện xu hướng và đường trung bình động.
Một số chỉ báo động lượng thường được sử dụng:
Đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD).
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).
Chỉ số định hướng trung bình (ADX).
Trong mục Insert Indicator ở VPro, nhà đầu tư có thể search các chỉ báo động lượng để thêm vào theo dõi.
Không phải tất cả các mô hình và chỉ báo đều đưa ra tín hiệu chính xác tuyệt đối ở mọi thời điểm, nó chỉ mang tính chất tương đối vì thị trường chứng khoán có rất nhiều yếu tố biến động không thể lường trước và không thể phát hiện thông qua phân tích kỹ thuật. Do đó nên kết hợp nhiều công cụ lại với nhau để đưa ra dự đoán chuẩn xác hơn.
Nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông và áp dụng phân tích kỹ thuật cứng nhắc dẫn đến quyết định giao dịch của mình bị sai lệch.
Ngoài các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản đã giới thiệu trong bài viết, còn rất nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác mà nhà đầu tư có thể nghiên cứu thêm. Nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích mà mình nắm rõ để có thể tối ưu việc phân tích, từ đó có thể đưa ra các quyết định chính xác nhất.
Powered by Froala Editor