Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (Real GDP) là giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, được điều chỉnh theo lạm phát. GDP thực tế là tên chính thức cho thước đo giá cố định của GDP. Các nhà kinh tế tính toán GDP theo giá trị thực hoặc danh nghĩa. Trong bài viết này, Vietcap sẽ giới thiệu đến mọi người GDP thực (Real Gross Domestic Product) là gì? Công thức GDP thực và danh nghĩa, và thảo luận về tầm quan trọng của GDP thực đối với chính phủ, nhà đầu tư và những người khác.
GDP thực (Real Gross Domestic Product) là gì?
Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (Real Gross Domestic Product) là thước đo giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, được điều chỉnh theo lạm phát.
Đây là một chỉ số quan trọng về hiệu quả kinh tế và phản ánh những thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế, không phụ thuộc vào những thay đổi trong mức giá chung.
Giá trị của GDP thực đã loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát khỏi giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Điều này làm cho việc so sánh hiệu quả kinh tế chính xác hơn theo thời gian, phản ánh những thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất thay vì chỉ thay đổi về giá trị danh nghĩa do lạm phát.
Cách tính toán GDP thực (Real Gross Domestic Product)
Việc tính toán Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (Real GDP) là một bước thiết yếu để chúng ta hiểu được kinh tế của một quốc gia đang tăng trưởng hay thu hẹp.
Để tính GDP thực, GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát. Việc tính toán bao gồm hai bước chính:
GDP danh nghĩa
GDP danh nghĩa là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, được biểu thị bằng giá thị trường hiện tại. Công thức GDP danh nghĩa là:
GDP danh nghĩa = Tiêu dùng (C) + Chi tiêu chính phủ (G) + Tổng đầu tư (I) + (Xuất khẩu (X) – Nhập khẩu (M))
Đây là cách tính GDP danh nghĩa:
1/ Tổng chi tiêu chính phủ và đầu tư công
Tổng chi tiêu chính phủ và đầu tư công
+Chi tiêu của chính phủ bao gồm tiền chi cho bảng lương, cơ sở hạ tầng và thiết bị của chính phủ
+Đầu tư công là chi tiêu vốn hoặc đầu tư trong nước.
(Tiêu dùng (C) + Chi tiêu chính phủ (G) + Tổng đầu tư (I)
2/ Cán cân xuất nhập khẩu/Cán cân thương mại
Cán cân thương mại được dùng để chỉ sự chênh lệch của giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu của một nước trong một thời điểm xác định.
+ Xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế được xuất khẩu sang các nước khác.
+ Nhập khẩu là những gì người tiêu dùng trong nước nhập khẩu.
+Cán cân thương mại được tính bằng công thức:
Tổng giá trị Xuất khẩu (X) – Tổng giá trị Nhập khẩu (M)
Trong đó:
- Xuất khẩu > Nhập khẩu, Cán cân thương mại > 0 nghĩa là quốc gia có thặng dư thương mại.
- Xuất khẩu < Nhập khẩu, Cán cân thương mại < 0 nghĩa là quốc gia có sự thâm hụt thương mại.
- Xuất khẩu = Nhập khẩu nghĩa là không có sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, Cán cân thương mại = 0, cán cân thương mại ở vị trí cân bằng.
3/ Tổng của các phép tính trên
Công thức GDP danh nghĩa:
GDP danh nghĩa = C + I + G + (XM)
Ví dụ: Giả sử chính phủ báo cáo chi tiêu cá nhân là 10 nghìn tỷ đồng, chi tiêu chính phủ là 9 nghìn tỷ đồng, tổng đầu tư là 15 nghìn tỷ đồng, xuất khẩu là 7 nghìn tỷ đồng và hàng hóa nhập khẩu là 5 nghìn tỷ đồng. Đây là kết quả GDP danh nghĩa:
10 nghìn tỷ đồng (tiêu dùng) + 9 nghìn tỷ đồng (chi tiêu chính phủ) + 15 nghìn tỷ đồng (tổng đầu tư) = 34 nghìn tỷ đồng
7 nghìn tỷ đồng (xuất khẩu) - 5 nghìn tỷ đồng (nhập khẩu) = 2 nghìn tỷ đồng
34 nghìn tỷ đồng + 2 nghìn tỷ đồng
GDP danh nghĩa là 36 nghìn tỷ đồng..
Tính toán GDP thực
Tuy nhiên, GDP danh nghĩa không tính đến tác động của lạm phát, có thể làm sai lệch giá trị thực của sản lượng kinh tế. Vì vậy, để tính GDP thực tế cần phải tính đến lạm phát.
GDP thực tế = GDP danh nghĩa / Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP hay hệ số giảm phát giá GDP là thước đo sự thay đổi giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế sử dụng hệ số này để so sánh mức độ nền kinh tế qua từng năm. GDP danh nghĩa đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ trên toàn quốc, nhưng chỉ tại thời điểm hàng hóa dịch vụ được sản xuất, còn được gọi là thước đo giá hiện tại của GDP. Con số GDP danh nghĩa lớn hơn có thể là nền kinh tế đang tăng trưởng, nhưng cũng có thể là chi phí hoặc giá cả chung đã tăng lên. Sử dụng công thức GDP thực tế có thể giúp chúng ta xác định ảnh hưởng của lạm phát đến GDP của một quốc gia, cung cấp thông tin chính xác hơn về nền kinh tế của quốc gia đó.
1/. Tìm giá trị giảm phát GDP
Chúng ta có thể tính giá trị giảm phát bằng cách sử dụng tỷ lệ lạm phát hoặc giảm phát. Trong phương pháp này, tính giá trị giảm phát bằng cách sử dụng tỷ lệ lạm phát giữa các khoảng thời gian được chỉ định. Công thức là:
Giá trị giảm phát = (100 + tỷ lệ lạm phát tính bằng phần trăm) / 100
Ví dụ: Nếu tỷ lệ lạm phát quốc gia là 3% trong một năm cụ thể thì chỉ số giảm phát là (100% + 3%) /100 hoặc 103/100. Chỉ số giảm phát = 1,03.
2/. Chia GDP danh nghĩa cho giá trị giảm phát
GDP thực tế=GDP danh nghĩa / Chỉ số giảm phát GDP
Ví dụ: Trong ví dụ ban đầu, một quốc gia có GDP danh nghĩa là 36 nghìn tỷ đồng. Giả sử tỷ lệ lạm phát 3%. Sử dụng công thức:
GDP thực tế = GDP danh nghĩa / Chỉ số giảm phát GDP
GDP thực = 36 nghìn tỷ đồng/ 1,03 = 34,95 nghìn tỷ đồng. Sau khi tính đến lạm phát, quốc gia này đã sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trị giá 34,95 nghìn tỷ đồng.
Lịch sử GDP và tầm quan trọng của GDP thực tế
Simon Kuznets, một nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga vào những năm 1930, đã đặt ra thuật ngữ Tổng sản phẩm quốc nội. Ông cố gắng tìm hiểu về cuộc Đại suy thoái và tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế. GDP là một thước đo hữu hiệu trong việc tính toán tốc độ sản xuất và tốc độ phục hồi của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Kuznets cảnh báo rằng chỉ riêng GDP thôi là không đủ trong việc hoạch định chính sách.
Cứ sau mỗi quý, văn phòng thống kê quốc gia lại thu thập dữ liệu từ các công ty và công bố báo cáo GDP thực tế để công bố tình trạng của nền kinh tế. Trong thời gian này, các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và chính phủ đều háo hức xem các số liệu để dự đoán tương lai và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh.
Tham khảo: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực là gì?
GDP thực tế cung cấp cơ chế điều chỉnh giá cả và tính đến cả giảm phát lẫn lạm phát. Đây là cách định giá tăng trưởng kinh tế chính xác hơn GDP danh nghĩa. Nếu không có GDP thực tế, có vẻ như một quốc gia đang sản xuất nhiều hơn mức thực tế trong khi chỉ có giá tăng. Các nhà kinh tế thích sử dụng GDP thực hơn vì nó mang tính chính xác hơn về tăng trưởng sản xuất. GDP danh nghĩa chỉ được sử dụng để báo cáo mức tăng trưởng trong vòng một năm. Hầu hết mọi người thích GDP thực hơn khi so sánh tốc độ tăng trưởng hàng năm.
Sự thay đổi trong số liệu GDP báo hiệu sự suy giảm hoặc tăng trưởng của một nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao do sức mua ngày càng tăng. Các doanh nghiệp vào thời điểm này cũng đang tuyển dụng nhiều người hơn và chi tiêu nhiều hơn.
GDP giúp chính phủ đánh giá sức mạnh của nền kinh tế để đưa ra chính sách tài khóa. Và cũng giúp các ngân hàng trung ương hoạch định chính sách tiền tệ và doanh nghiệp lập kế hoạch cho tương lai và việc làm. Các nhà kinh tế sử dụng GDP để đo lường sản lượng kinh tế của một quốc gia. Các cá nhân đầu tư cũng có thể dựa vào các báo cáo số liệu GDP thực điều chỉnh việc phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư của mình. GDP thực cũng được dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của các nước. Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào cổ phiếu doanh nghiệp, trái phiếu và thậm chí cả trái phiếu chính phủ.
Xem thêm:
- 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới
- GDP là gì? Phân loại và cách tính GDP
Trên đây là một số thông tin đơn giản về GDP thực (Real Gross Domestic Product). GDP thực là một trong những con số đo lường hữu hiệu được sử dụng phổ biến để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế. Được các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế theo dõi, và cả những nhà đầu tư hay cá nhân quan tâm đến nền kinh tế. Để hiểu rõ thêm các chỉ số kinh tế khác hãy theo dõi các bài viết khác trên trang Vietcap nhé. Hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều bài viết về chủ đề kinh tế và chứng khoán thú vị tại đây.
Powered by Froala Editor