Với diễn biến thị trường đầy biến động như hiện nay, chứng khoán trở thành một trong các kênh đầu tư có tỷ lệ sinh lời ổn định và hấp dẫn. Việc kiểm soát cảm xúc và làm chủ tâm lý đầu tư đóng vai quan trọng giúp cho các nhà đầu tư (NĐT) có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt. Thực tế cho thấy phần lớn các quyết định dựa trên nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) là các quyết định không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng. Hãy cùng Vietcap tìm hiểu về FOMO là gì, vai trò và cách khắc phục FOMO trong đầu tư chứng khoán nhé!
FOMO là gì?
FOMO (Fear of Missing Out) là trạng thái tâm lý khiến bạn cảm thấy sợ bỏ lỡ thông tin, sự kiện, trải nghiệm hoặc cơ hội đầu tư mà có thể giúp cuộc sống của bạn tốt hơn. FOMO cũng là động lực thôi thúc mọi người luôn phải kết nối với mọi thông tin, cập nhật, với nỗi sợ bị bỏ lại phía sau. Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, smartphone và các mạng xã hội cho phép mọi người có thể dễ dàng cập nhật liên tục các sự kiện diễn ra xung quanh.
Trong lĩnh vực đầu tư, FOMO chính là nỗi sợ bị lỡ mất cơ hội đầu tư có tính sinh lời cao. Từ góc nhìn tâm lý, Tiến sĩ Steenbarger, tác giả quyển sách The Psychology of Trading, cho rằng bản chất của FOMO chính là nỗi sợ. Nỗi sợ xuất hiện khi chúng ta nhận thấy mối đe dọa nào đó. Đối với đầu tư chứng khoán, FOMO là mối đe dọa đối với sự thành công của NĐT trong tương lai, gây ra stress và tạo ra phản ứng chiến hay chạy (fight or flight) cho các NĐT. Nhìn từ góc độ sinh học, để phản hồi cho tâm lý FOMO, máu sẽ lưu thông từ vùng thuỳ trán của não bộ (chịu trách nhiệm suy nghĩ cấp cao, lên kế hoạch, nhận định) sang thuỳ chẩm (vùng phía sau của não bộ chịu trách nhiệm thực hiện hành động). Khi bị ảnh hưởng bởi FOMO, NĐT có xu hướng hành động trong khi không đủ tỉnh táo để nhận định tính khả thi của các quyết định đầu tư cũng như tạm quên đi chiến lược đầu tư ban đầu.
Cách “phòng bệnh” & “chữa bệnh” FOMO cho NĐT
Sau đây, Vietcap sẽ đưa ra một vài phương pháp sẽ giúp các NĐT có thể kiểm soát tốt tâm lý FOMO trong đầu tư nhé.
Thay đổi tư duy về FOMO và xác định mục tiêu đầu tư dài hạn
Lợi nhuận chính là động lực hàng đầu của đa số các NĐT. Chính việc quá tập trung vào lãi/lỗ của các khoản đầu tư sẽ dễ khiến các NĐT rơi vào trạng thái FOMO khi các mã cổ phiếu khác tăng mạnh trong khi cổ phiếu của mình lại đi ngang, hoặc tệ hơn là đi vào chu kỳ giảm. Các NĐT nên đặt mục tiêu dài hạn của bản thân khi tham gia vào thị trường chính là học hỏi và phát triển thay vì bị chi phối bởi các khoản lãi/lỗ ngắn hạn.
Lên kế hoạch đầu tư rõ ràng
Việc tìm hiểu thị trường, thông tin cổ phiếu và các thông tin liên quan là bước vô cùng quan trọng mà bất kỳ NĐT nào cũng không nên bỏ qua. Từ đây, NĐT có thể tham khảo thêm phương pháp Phân tích kỹ thuật chứng khoán để vạch ra kế hoạch đầu tư với vùng lợi nhuận/lỗ an toàn cho khoản đầu tư của mình, nhằm không bị ảnh hưởng khi các chỉ số thị trường có nhiều biến động. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro lỗ trong giới hạn cho phép. Khi các chỉ số vẫn nằm trong vùng “an toàn” theo kế hoạch, điều đó đồng nghĩa mọi việc vẫn ổn. Hãy đảm bảo các bước chuẩn bị đã được thực hiện kỹ càng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.
Tiếp nhận thông tin có chọn lọc
Hiện nay, các thông tin sai lệch nhằm gây “nhiễu” các NĐT ngày càng nhiều trên trang tin kém chất lượng và các mạng xã hội. Các thông tin này có thể được lan truyền để tạo ra hiệu ứng FOMO trong đám đông nhằm định hướng thị trường theo hướng bất lợi cho các NĐT. Việc tiếp nhận các thông tin thị trường có chọn lọc từ các nguồn tin đáng tin cậy sẽ giúp các NĐT có nhận định chính xác hơn về thị trường và các mã cổ phiếu mình đang quan tâm. Với đội ngũ chuyên viên phân tích tâm huyết và giàu kinh nghiệm, Vietcap cam kết đảm bảo cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh nhất cho các NĐT. Khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Vietcap , NĐT có thể yên tâm đối với chất lượng các dịch vụ cũng như sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ môi giới của Vietcap .
Mở ngay tài khoản chứng khoán tại Vietcap để tận hưởng những ưu đãi mới nhất cùng các tin tức cập nhật mỗi ngày.
Powered by Froala Editor