Ở Việt Nam, trong việc đầu tư chứng khoán, có hai trường phái phân tích chính được các nhà đầu tư sử dụng: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản tập trung vào việc nghiên cứu các thông tin tài chính của công ty như báo cáo tài chính, các chỉ số quan trọng như P/EROA, ROE,v.v để đánh giá giá trị thực của cổ phiếu. 

Tuy nhiên, trong bài viết này, Vietcap sẽ tập trung vào trường phái phân tích kỹ thuật đường trung bình động (MA) – một công cụ quan trọng trong việc xác định xu hướng và đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác trên thị trường.

Đường MA là gì? Tìm hiểu chỉ báo trung bình động trong phân tích kỹ thuật

Đường MA (Moving Average), hay còn gọi là đường trung bình động, là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất trong đầu tư chứng khoán. Đây là một dạng đồ thị đường giúp làm mượt biến động giá, từ đó nhà đầu tư dễ dàng nhận diện xu hướng và đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.

Về bản chất, MA được tính bằng giá trung bình của một số phiên giao dịch trước đó. Ví dụ, MA20 biểu thị giá trung bình của 20 phiên gần nhất. Do MA phản ánh dữ liệu quá khứ nên được xếp vào nhóm chỉ báo chậm (lagging indicator). 

Tuy nhiên, nó lại rất hiệu quả trong việc xác định các mức hỗ trợ – kháng cự động: MA thường đóng vai trò là đáy đỡ giá khi thị trường điều chỉnh và là cản trên khi thị trường hồi phục.

Các loại đường MA phổ biến

Hiện nay, có hai loại MA được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật:

  • SMA (Simple Moving Average) – Đường trung bình động đơn giản:
    SMA được tính bằng trung bình cộng của giá đóng cửa trong N phiên. Ví dụ, SMA20 là trung bình giá đóng cửa của 20 phiên gần nhất.

  • EMA (Exponential Moving Average) – Đường trung bình động hàm mũ:
    EMA cũng tính trung bình giá nhưng tăng trọng số cho những phiên gần nhất, giúp đường EMA phản ứng nhanh hơn với biến động giá và giảm độ trễ so với SMA. Do đó, EMA thường được các nhà đầu tư ngắn hạn ưa chuộng.

Đặc điểm của các đường MA

  • MA ngắn hạn (như MA10, MA20): bám sát biểu đồ giá, nhạy với biến động nhưng dễ bị nhiễu.

  • MA dài hạn (như MA50, MA100, MA200): ổn định hơn, phản ánh xu hướng dài hạn rõ ràng hơn nhưng phản ứng chậm hơn với biến động giá.

Hình 1: Tính giá trị của SMA10 tại ngày 11/8

Giá cổ phiếu HPG từ ngày 29/07/2022 đến ngày 11/08/2022

+ SMA 10 = (tổng của giá đóng của của 10 phiên trước đó)/10= (21.5+22.8+22.9+23.75+23.65+23.3+23.6+24.1+23.8+23.4)/10=23.28

 

Cách sử dụng đường MA trong chứng khoán?

Việc sử dụng đường trung bình động (MA) trong giao dịch chứng khoán là một kỹ thuật phổ biến giúp nhà đầu tư nhận biết xu hướng, xác định điểm mua – bán hợp lý. 

Dưới đây là những cách sử dụng đường MA hiệu quả trong thực chiến với 3 xu hướng: 

Xu hướng tăng (Hình 2) 

a

b

Ở biểu đồ ‘’a’’ đường MA10 hướng lên cho thấy xu hướng VNINDEX đang hướng lên
Ở biểu đồ ‘’b’’ có sự khác biệt là sự xuất hiện của MA20 cũng hướng lên và đặt biệt MA10 cắt MA20 hướng lên thể hiện xu hướng tăng mạnh mẽ hơn việc chỉ có MA10 ở biểu đồ a. Lúc này cân nhắc mua vào.

Xu hướng giảm (Hình 3) 

a

b

  • Tương tự ở xu hướng tăng thì ở biểu đồ ‘’a” khi MA10 hướng xuống thì là xu hướng giảm

  • Ở biểu đồ ‘’b’’ MA10 cắt MA20 hướng xuống khẳng định xu hướng giảm mạnh mẽ hơn. Và những lúc như vậy cân nhắc bán ra.

Xu hướng sideway (Hình 4) 

Các đường trung bình MA đi ngang và cắt lên xuống liên tục không rõ xu hướng. Giai đoạn này tốt nhất hạn chế mua bán đợi tới khi xu hướng rõ ràng.

MA cũng là công cụ xác định vùng Hỗ trợ - Kháng cự của xu hướng

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của đường trung bình động MA là làm vùng hỗ trợ hoặc kháng cự di động. Do MA là chỉ báo có độ trễ vì được tính dựa trên giá trong quá khứ, nên nó thường phản ứng chậm hơn so với biến động giá hiện tại. 

Chính vì vậy, MA thường trở thành vùng giá đỡ hoặc cản trong xu hướng tăng hoặc giảm. 

Hỗ trợ (Hình 5)


Trong xu hướng tăng sau khi giá giảm chạm vào các đường trung bình MA10 MA20 MA50,v.v  thì sẽ có xu hướng bật lên tăng trở lại thì gọi là vùng ‘’Hỗ Trợ’’.

Kháng cự (Hình 6) 

Trong xu hướng giảm sau khi giá tăng chạm vào các đường trung bình MA10 MA20 MA50,v.v thì sẽ có xu hướng giảm xuống tiếp trở lại thì gọi là vùng ‘’Kháng cự’’.

Cách xác định tín hiệu mua và bán với MA

Tín hiệu mua và bán xuất hiện khi đường giá hoặc các đường MA giao cắt nhau, cho thấy xu hướng đang thay đổi:

Tín hiệu mua:

  • Khi giá vượt lên đường SMA20: báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn.

  • Khi giá vượt lên đường SMA50: báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.

  • Khi giá vượt lên đường SMA100: thể hiện xu hướng tăng trung – dài hạn.

  • Khi đường SMA20 cắt lên SMA50: xác định xu hướng tăng dài hạn.

  • Nếu giá vượt SMA20, đồng thời SMA20 vượt lên SMA50 và cả ba đường hội tụ rồi cùng hướng lên, đó là tín hiệu rõ ràng cho xu hướng tăng mạnh.

Tín hiệu bán:

  • Khi giá rơi xuống dưới đường SMA20: báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn.

  • Khi giá cắt xuống SMA50 hoặc SMA100: thể hiện áp lực giảm trung hạn.

  • Khi đường SMA20 cắt xuống SMA50: xác nhận xu hướng giảm dài hạn.

  • Trường hợp giá, SMA20 và SMA50 giao nhau rồi cùng hướng xuống cho thấy tín hiệu giảm rõ ràng.

Một số lưu ý khi sử dụng MA

Mặc dù là một chỉ báo kỹ thuật đơn giản và dễ sử dụng, đường MA không nên được áp dụng một cách đơn lẻ. Để tăng độ chính xác trong phân tích, nhà đầu tư nên kết hợp MA với các yếu tố khác như khối lượng giao dịch, mô hình nến hoặc các chỉ báo bổ trợ như RSI hay MACD. Việc kết hợp nhiều tín hiệu sẽ giúp hạn chế rủi ro và tránh bị nhiễu khi ra quyết định.

Khi đường giá cắt lên hoặc cắt xuống các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự do MA tạo thành, đó có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng giá hiện tại đang chuẩn bị thay đổi.

Tùy theo chiến lược đầu tư và mức độ chịu rủi ro, mỗi nhà đầu tư sẽ chọn nhóm MA phù hợp:

  • Giao dịch ngắn hạn, lướt sóng: ưu tiên MA5, MA10, MA20.

  • Đầu tư trung hạn: thường dùng MA20, MA50, MA100.

  • Đầu tư dài hạn: phù hợp với MA100, MA150, MA200.

Việc chọn đúng khung MA giúp nhà đầu tư bám sát được nhịp thị trường theo phong cách giao dịch của riêng mình.

Sau khi đọc tới đây mình tin rằng mọi người đã có thể trả lời được câu hỏi ở đầu bài. Hy vọng bài viết này sẽ đóng góp được phần nào cho mọi người và đặc biệt là nhà đầu tư mới có góc nhìn rõ hơn về đường MA là gì. 

Vietcap là một trong những công ty dịch vụ tài chính hàng đầu Việt Nam, giúp khách hàng đầu tư và phát triển thịnh vượng. Chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. 

Những đặc quyền vô cùng hấp dẫn và thú vị chỉ dành riêng cho khách hàng khách cá nhân khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Vietcap:

  • Miễn phí tư vấn từ các tư vấn viên chuyên nghiệp và tận tâm

  • Miễn phí trải nghiệm trên những nền tảng ổn định của Vietcap

  • Nhận các báo cáo phân tích chuyên sâu theo danh mục đầu tư

MỞ TÀI KHOẢN NGAY hôm nay và bắt đầu hành trình đầu tư của bạn.



MG Vietcap 

Powered by Froala Editor