Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp đang là sản phẩm thu hút được khá nhiều sự chú ý của nhà đầu tư trên thị trường. Bạn cũng muốn tìm hiểu và tham gia đầu tư. Nhưng bạn đã thật sự hiểu về trái phiếu doanh nghiệp? Nên hay không khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp? Hiểu được những lợi ích rủi ro và những quy định để có thể đầu tư? Thậm chí bạn có biết những lưu ý để tránh rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp chưa? Hãy để bài viết hôm nay cho bạn cái nhìn cụ thể nhất để bạn có thể có những quyết định đúng đắn nhất cho bản thân về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu là một sản phẩm tài chính mà một tổ chức phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.

Trái phiếu doanh nghiệp và những điều cần biết khi đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và và chứng chỉ. Khi bạn mua trái phiếu của một doanh nghiệp, thì bạn đang là chủ nợ của họ. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp

Hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến, cụ thể sau đây:

Trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.

Trái phiếu OTC: Còn được gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Việc tìm hiểu về trái phiếu trước khi bắt đầu đầu tư là một bước rất quan trọng. Điều này giúp NĐT hiểu rõ về bản chất, cũng như lựa chọn được những điều phù hợp với nhu cầu bản thân. NĐT có thể tham khảo những đặc điểm sau đây để biết rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp.

  • Kỳ hạn: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Số lượng phát hành: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường.
  • Mệnh giá: Bội số của 100.000 VNĐ( theo quy định của thị trường phát hành)
  • Hình thức phát hành: Được phát hành dưới hình thức bút toán ghi nợ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử. Và còn tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp trong mỗi đợt phát hành
  • Lãi suất: Có thể xác định lãi suất danh nghĩa theo 3 hình thức chính: Lãi suất thả nổi, Lãi suất cố định hoặc kết hợp cả 2.
  • Quyền lợi của trái chủ: Được thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn; Được quyền chuyển nhượng, thừa kế, dùng làm tài sản, để lại trái phiếu.

So sánh trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính phủ còn được gọi là công khố phiếu hoặc công trái, là trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm kêu gọi nguồn vốn (tín dụng nhà nước) để phục vụ cho các mục tiêu công như phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục… Tương tự như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ cũng sẽ cam kết thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại tiền gốc cho nhà đầu tư khi hết hạn.

Trái phiếu chính phủ cũng được chia làm 2 nhóm chính:

  • Trái phiếu kho bạc: Là loại trái phiếu do kho bạc Nhà nước phát hành khi ngân sách bị thiếu hụt tạm thời. Chúng có kỳ hạn ngắn, lãi suất khá cao, lại không có rủi ro tín dụng, thường nhắm đến các đối tượng đầu tư lớn như Ngân hàng thương mại, trung gian tài chính hoặc các công ty;
  • Trái phiếu đầu tư: Loại trái phiếu này được tung ra dựa trên hình thức đấu thầu thông qua thị trường giao dịch tập trung hoặc đại lý phát hành.

Về điểm giống nhau, giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ đều có những tính chất sau đây:

  • Đều là chứng chỉ nợ, quy định nghĩa vụ thanh toán nợ của bên phát hành;
  • Nhà đầu tư đóng vai trò là người cho vay, thu nhập dựa trên lãi suất định kỳ;
  • Có khả năng mua đi bán lại, tặng hoặc chuyển nhượng;
  • Đều có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm;
  • Có kỳ hạn tối thiểu là 1 năm.

Vậy 2 loại trái phiếu trên khác nhau ở những điểm nào? Bảng sau đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất:

 Trái phiếu chính phủTrái phiếu doanh nghiệp
Đơn vị phát hànhNhà nước (Ngân hàng nhà nước, kho bạc, bộ tài chính…)Doanh nghiệp tư nhân
Mục đích phát hànhBù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời, phục vụ cho các mục đích côngPhục vụ mục tiêu phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc giải quyết vấn đề tài chính
Lãi suấtThường giữ ở mức cố địnhCố định hoặc thả nổi tùy vào doanh nghiệp phát hành
Kỳ hạnThường kéo dài trong trung hạn (5-12 năm) hoặc dài hạn (12-30 năm)Thường kéo dài trong ngắn hạn (1-3 năm)
Khả năng bảo toàn vốnRất cao, gần như tuyệt đốiTương đối
Rủi roRủi ro cực thấp, chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoáiRủi ro ở mức trung bình, chủ yếu đến từ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp phát hành
Khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu (trái phiếu chuyển đổi)Không

 

Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Lợi ích

Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp được khá nhiều người chọn là nơi gửi gắm tiền, vì những lợi ích nó mang đến cho các nhà đầu tư cũng không thua kém so với trái phiếu chính phủ hay ngân hàng. Dưới đây là một số ích lợi mà trái phiếu doanh nghiệp mang lại:

  • Lãi suất nhận được hàng tháng cao hơn so với khi gửi tiết kiệm.
  • Mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu. Vì trong trường hợp chẳng may công ty bị phá sản, thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên thanh toán nợ cho các nhà đầu tư trái phiếu trước, sau đó mới tới các cổ đông.
  • Có thể mua đi bán lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư.
  • Có thể thanh toán lãi suất định kỳ để tái đầu tư.
  • Nếu giá trái phiếu tăng, lãi suất sẽ có thể được thêm vào giá vốn.

Rủi ro

Bên cạnh những lợi ích nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp cũng có những rủi ro nhất định như sau:

Những bất lợi của trái phiếu bao gồm lãi suất tăng, biến động thị trường và rủi ro tín dụng. Giá trái phiếu tăng khi lãi suất giảm và giảm khi lãi suất tăng. Danh mục đầu tư trái phiếu của NĐT  có thể bị mất giá thị trường trong môi trường tỷ giá tăng. Sự biến động của thị trường trái phiếu có thể ảnh hưởng đến giá của trái phiếu riêng lẻ, bất kể các nguyên tắc cơ bản của tổ chức phát hành.

Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý

Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý

Rủi ro tín dụng có nghĩa là các tổ chức phát hành có thể không trả được nợ lãi và nghĩa vụ trả nợ gốc nếu họ gặp vấn đề về dòng tiền. Một số trái phiếu có điều khoản gọi vốn, cho phép người phát hành có quyền mua lại chúng trước khi đáo hạn. Các công ty phát hành có nhiều khả năng thực hiện quyền mua lại sớm hơn khi lãi suất giảm, vì vậy NĐT có thể phải tái đầu tư tiền gốc với lãi suất thấp hơn.

Điều kiện để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Căn cứ Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020

  • Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán (sao y công chứng);
  • Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được  xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận. (bản gốc)
  • Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp  theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả (sao y công chứng).

Quy trình chào bán trái phiếu riêng lẻ tại Vietcap  

  • Vietcap sẽ thông báo các đợt chào bán trái phiếu cho Khách hàng và Môi giới;
  • Khách hàng hoặc Môi giới đăng ký thông tin Mua trái phiếu với Vietcap qua số Hotline: (84) 28 8882 6868 hoặc email: csbond@vcsc.com.vn
  • Thông tin đăng ký bao gồm :  Tên khách hàng , số tiền mua , loại trái phiếu mua và hồ sơ chứng minh Khách hàng là nhà đầu tư (NDT) chuyên nghiệp
  • Bộ phận CS Bond sẽ xem xét tính hợp lệ các giấy tờ chứng minh tư cách NDT chuyên nghiệp mà Khách hàng cung cấp;
  • CS Bond sẽ thông báo cho Khách hàng việc đủ điều kiện mua trái phiếu và hướng dẫn khách hàng nộp tiền;
  • Khách hàng cần hoàn tất việc chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán/ ngân hàng chỉ định của Vietcap trước 16h cùng ngày.
  • Vietcap làm thủ tục ghi sổ đăng ký trái phiếu và cấp Giấy chứng nhận sở hữu cho khách hàng

Quy trình mua lại trái phiếu trước hạn

  • Tùy vào các điều khoản và điện kiện của từng trái phiếu quy định mà khách hàng có được quyền bán lại trước hạn hay không.Thông thường đối với các trái phiếu có điều khoản mua lại trước hạn  của Tổ chức phát hành (TCPH) , Vietcap sẽ thực hiện các bước sau:
  • Trước “Ngày mua lại” trước hạn, Vietcap sẽ gửi email thông báo đến Khách hàng về việc Ngày chốt danh sách mua lại trước hạn.
  • Khách hàng gửi yêu cầu mua lại trước hạn bằng văn bản đến Vietcap – theo mẫu được đính kèm trong email thông báo – trước Ngày chốt danh sách để đăng ký .
  • Vietcap gửi danh sách Khách hàng đăng ký bán lại đến Tổ chức phát hành.
  • TCPH sẽ thực hiện Công Bố Thông Tin và tiến hành các thủ tục mua lại.

Những lưu ý để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả

Để mang lại hiệu quả và thành công khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, NĐT cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Doanh nghiệp niêm yết trái phiếu. Có độ uy tín cao, rõ ràng; minh bạch và lịch sử kinh doanh phát triển lâu đời.
  • Nên chọn trái phiếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định và tạo ra dòng tiền ổn định.
  • Ban lãnh đạo, quản trị của doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Nên chọn doanh nghiệp có ban lãnh đạo, quản trị uy tín và có kinh nghiệm cao trong lĩnh vực.
  • Doanh nghiệp có tình hình tài chính vững chắc và chỉ số tăng trưởng ở mức tốt. Dòng tiền ổn định, bền vững và đặc biệt là có tỷ lệ nợ ở mức độ an toàn.

Tìm hiểu thêm:

TÓM LẠI

So với các kênh như cổ phiếu, bất động sản hay vàng,…thì đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hình thức đầu tư với lãi suất không quá cao. Tuy nhiên đây là một kênh đầu tư khá an toàn, chắc chắn mà bạn có thể lựa chọn khi mới bắt đầu làm quen với việc đầu tư sinh lời. Bên cạnh đó, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ có những rủi ro nhất định mà bạn có thể gặp phải. Hãy cân nhắc cẩn trọng để mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Powered by Froala Editor