Để nấu được một món ăn ngon thì người đầu bếp phải thử nghiệm rất nhiều lần để tìm ra công thức chế biến món ăn tốt nhất, một người kinh doanh thành công họ cũng phải đi tìm công thức kinh doanh hiệu quả, vậy ở đây công thức được hiểu là là tập hợp các yếu tố chuẩn xác và cách thức giúp chúng ta từng bước đi đến thành công. Vậy với một nhà đầu tư chứng khoán họ có “công thức đầu tư chứng khoán” riêng nào hay không?
Liệu rằng có một công thức đầu tư chứng khoán dành chung cho tất cả mọi người?
Nhắc tới thị trường chứng khoán chúng ta thường nghĩ ngay đến cổ phiếu và trái phiếu, nhưng phổ biến nhất vẫn là cổ phiếu với hơn 90% vốn của các nhà đầu tư là rót vào cổ phiếu. Có nhiều hình thức có thể bỏ tiền vào đầu tư cổ phiếu.
Đầu tư một cách trực tiếp vào cổ phiếu
Nói một cách đơn giản nhất, một cổ phiếu đại diện cho một đơn vị sở hữu duy nhất trong một công ty
Dựa theo hiểu biết của cá nhân hoặc được sự tư vấn của các chuyên gia Khi bạn quyết định mua cổ phiếu của một trong những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán - thậm chí là một số lượng cổ phiếu rất nhỏ - thì bạn sẽ sở hữu một phần nhỏ của doanh nghiệp đó và trở thành cổ đông.
Cổ phiếu gồm có cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu được ưu đãi về một yếu tố nào đó như cổ tức, quyền biểu quyết hoặc ưu đãi hoàn lại nhưng đổi lại chúng có mức thanh khoản thấp hơn cổ phiếu thường.
Lợi nhuận đầu tư cổ phiếu đến từ việc tăng giá cổ phiếu so với thời điểm bạn mua. Nếu bạn mua cổ phiếu của công ty A với mức giá 20.000đ thì sau một tháng giá cổ phiếu tại thời điểm bán hay chốt lời là 25.000đ thì lợi nhuận của bạn là lợi nhuận dương, ngược lại nếu giá cổ phiếu thấp hơn 20.000 thì bạn sẽ mất tiền. Mức độ lãi lỗ được tính như sau:
Lợi nhuận(lãi/lỗ) trước phí & thuế = số lượng CP *(mức giá bán - mức giá mua)
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của công ty làm ăn có lãi, một phần lãi của công ty được trả cho các cổ đông, thường là một hoặc hai lần một năm. Đây chính là lợi nhuận thu được từ cổ tức.
Đầu tư vào chứng quyền có đảm bảo - Covered Warrant (CW)
Tương tự như cổ phiếu, đây là một sản phẩm quản trị rủi ro cho nhà đầu tư chuyên nghiệp lưu hành trên thị trường chứng khoán chỉ khi được ủy ban chứng khoán cấp phép, có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Chứng quyền hiểu đơn giản là chứng nhận quyền của nhà đầu tư, ở đây là quyền mua do hiện tại ở VN thì mới chỉ có chứng quyền mua.
Chứng quyền có đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, được niêm yết trên sàn chứng khoán. Thời hạn của CW tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn từ 03-24 tháng.
CW luôn gắn với 1 mã chứng khoán cơ sở và có 1 tỷ lệ chuyển đổi để làm căn cứ tham chiếu khi thực hiện quyền. Các chứng khoán cơ sở này thường thuộc rổ VN30.
VD: Ngày 14/07/2022, Công ty chứng khoán phát hành CW cho mã CP STB, với giá 2.000 VND. Tỷ lệ chuyển đổi 5:1 tức là 5 CM STB đổi được 1 cổ phiếu STB khi thực hiện quyền.
Đầu tư vào quỹ mở, chứng chỉ quỹ
Chứng chỉ quỹ là hình thức đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu thông qua một công ty quản lý. Thay vì chúng ta phải tự chọn mã cổ phiếu, phải học tất cả các cách phân tích, phải dành thời gian để nghiên cứu tìm hiểu tất tần tật về mọi thứ và tốn rất nhiều thời gian và công sức để theo dõi thị trường. Thì tại các công ty quản lý quỹ họ có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp chúng ta tìm hiểu và đưa ra danh mục đầu tư hiệu quả, tuy nhiên mức độ tăng trưởng sẽ không bằng đầu tư cổ phiếu trực tiếp nhưng rủi ro lại được kiểm soát tốt hơn. (Xem lại các loại quỹ đầu tư được phân chia thành 3 dạng chính)
Khi tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư luôn băn khoăn liệu có “công thức đầu tư chứng khoán thành công”. Thành công ở đây có thể hiểu chính là tìm ra chiến lược đầu tư phù hợp để đem lại lợi nhuận tốt nhất mà đi kèm với rủi ro thấp nhất ở vị thế của chính mình. Một số yếu tố chung sau đây có thể giúp mọi người dần hình dung được công thức đầu tư chứng khoán cho bản thân
Tìm hiểu quỹ ETF là gì?
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Bước đầu tiên để đạt được những gì bạn mong ước là bạn phải biết chính xác mình muốn gì. Chỉ khi hiểu rõ mục tiêu của mình là gì, hình dung được nó trong đầu, bạn mới bắt đầu thật sự có được mục đích trong đầu tư và những việc bạn cần phải làm để chinh phục mục tiêu đó cũng sẽ trở nên rõ nét hơn. Rõ ràng, Chiến lược đầu tư 2tr đồng hoàn toàn khác với chiến lược đầu tư 200tr đồng cũng như chiến lực đầu tư ngắn hạn sẽ khác một chiến lược đầu tư dài hạn.
Ví dụ, một nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao với mục tiêu mua nhà trong 5 năm và quan tâm đến tăng trưởng vốn mạnh sẽ xây dựng danh mục cổ phiếu có độ mạo hiểm cao, tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu và công cụ phái sinh nhiều hơn có thể cao hơn. Tham khảo Tại sao cần có chiến lược đầu tư khi giao dịch chứng khoán?
Mặt khác, một người khoảng 40 tuổi có thu nhập cao, đầu tư với mục đích chờ nghỉ hưu và chỉ quan tâm đến việc bảo toàn vốn có thể xây dựng một danh mục đầu tư dài hạn với chứng khoán rủi ro thấp để bảo vệ vốn và chống lại lạm phát.
Suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn đầu tư có thể giúp bạn vạch ra chiến lược của mình và tránh đưa ra các quyết định phi lý trí. Hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi chính:
- Bạn muốn bỏ tiền vào thị trường chứng khoán trong bao lâu?
- Bạn định đầu tư bao nhiêu?
- Bạn có định đóng góp thường xuyên không?
- Mức độ kiến thức của bạn với các sản phẩm đầu tư như như thế nào v.v... ?
Xây dựng một chiến lược hợp lý
Xây dựng một chiến lược hiệu quả để đưa bạn tới kết quả mong muốn. Một lần nữa, mục tiêu của bạn càng rõ ràng thì bạn càng dễ xây dựng một chiến lược thích hợp. Bạn có thể có đầy đủ động lực và khả năng, nhưng nếu không có một chiến lược đúng đắn, bạn cũng sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu.
Một chiến lược hợp lý chính là bạn phải biết cụ thể mình cần làm những gì.
Đối với thị trường chứng khoán, một lĩnh vực không bao giờ có thiên tài, chỉ có kiến thức + kinh nghiệm + sự rèn luyện mới tạo nên một nhà đầu tư thành công.
Bạn bắt đầu có được kiến thức cần thiết càng sớm thì bạn càng nhanh chóng đạt được điểm mà bạn có thể cảm thấy tự tin. điều quan trọng nhất là phải tự tìm hiểu về nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và chính sách của chính phủ, đồng thời hiểu được những yếu tố này có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của công ty ,.không chỉ kinh tế vĩ mô mà còn là tìm hiểu về ngành , về doanh nghiệp và cách nó vận hành như thế nào, am hiểu chỉ số tài chính, nhận biết xu thế thị trường, cơ hội và cạm bẫy … vậy đó, càng đi sâu và càng muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp kiến thức bạn phải học ngày càng nhiều, gần như là vô tận.
Chỉ cần một thay đổi trong các yếu tố kinh tế trên, chúng ta phải lập tức hiểu và đoán ra được nó sẽ tác động thế nào đến giá cổ phiếu, đâu là cơ hội và đâu là rủi ro , từ đó lên kế hoạch nên làm gì và tránh điều gì. Từng kế hoạch nhỏ sẽ như vậy tạo nên một chiến lược đầu tư của bạn. Đặc biệt thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng, đồng nghĩa chiến lược mà chúng ta xây dựng cần phải linh hoạt và dự phòng cho các kịch bản khác nhau
Hành động và rèn luyện thường xuyên
Khi có được chiến lược thì chiến thuật sẽ là bước tiếp theo: hành động và rèn luyện dựa trên chiến lược mà bạn đã tạo ra hoặc học hỏi được. Đầu tư chứng khoán mục đích cuối cùng vẫn là kiếm lợi nhuận, khi bạn chỉ giữ tiền mà không dám bỏ ra đầu tư thì lợi nhuận chỉ có trong ý nghĩ thôi.
Trong đầu tư chứng khoán, kinh nghiệm là một thứ khá quan trọng, nhưng kinh nghiệm không phải là thứ tự nhiên mà có, chỉ có thời gian và thực hành mới giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng đầu tư.
Thường xuyên áp dụng những kiến thức đã học đã đọc vào phân tích doanh nghiệp, chứng khoán, cập nhật thông tin kinh tế thường xuyên và quan sát thị trường phản ứng thế nào, và hãy cẩn thận tập đầu tư từ số vốn nhỏ trước để rèn luyện kỹ năng giao dịch cũng như tâm lý và kỹ luật đầu tư. Và dĩ nhiên không bao giờ ngừng học hỏi cũng là một dạng rèn luyện hiệu quả.
Biến thất bại thành bài học kinh nghiệm
Dù một nhà đầu tư giỏi đến mấy thì vẫn “có lúc thắng, có lúc thua” nhưng những lần thua chúng ta có học được điều gì hay chán nản bỏ cuộc. Đó là sự khác biệt người mới và người thành công
Học từ sai lầm của bản thân là rất quan trọng, hãy cho phép bản thân có quyền sai để sửa, từ đó rút kinh nghiệm, linh hoạt thay đổi chiến lược.
Trong đầu tư chứng khoán, chung ta có thể sai và sửa nhiều lần nhưng điều quan trọng nhất là phải bảo vệ được nguồn vốn, còn tiền thì sẽ còn cơ hội, không có tiền thì không còn làm gì được nữa cả.
Hãy cân nhắc đặt cho mình một 'điểm cắt lỗ' khoảng 10-20% cho mỗi cổ phiếu bạn mua. Và cam kết thực hiện điều đó. Nếu không xử lý và hành động kịp thời, các khoản lỗ sẽ bào mòn vốn của chúng ta.
Khó có thể nói chính xác đâu là công thức đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất và mỗi nhà đầu tư cần có trải nghiệm riêng để tích lũy kiến thức lẫn kinh nghiệm bản thân trước khi thành công trên thị trường chứng khoán. Để trang bị những kiến thức cơ bản nhất về đầu tư chứng khoán như tư duy, phương pháp, cách phân tích chứng khoán, chỉ báo phân tích kỹ thuật. Bạn nên bắt đầu từ bây giờ!
Powered by Froala Editor