Thực phẩm là ngành công nghiệp mũi nhọn có tiềm năng rất lớn ở nước ta, cung cấp các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, đây là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính được Chính phủ lựa chọn, ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2022-2026, tầm nhìn 2035. Vậy có nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm hay không? Cùng Vietcap tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Có nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm

Nhóm ngành thực phẩm là gì?

Ngành thực phẩm là nhóm ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn và uống. Đây là một nhóm ngành khá đa dạng bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trên thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ tiềm năng phát triển tốt trong tương lai.

Hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, gồm một số ngành chính như sau:

  • Rượu – bia – nước giải khát;
  • Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;
  • Dầu thực vật;
  • Thực phẩm đóng gói, gia vị;
  • Thực phẩm tươi sống, đông lạnh;
  • Lương thực;…

Danh sách mã cổ phiếu ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt

Bạn có thể tham khảo các mã cổ phiếu thực phẩm đồ uống hiện đang được niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt dưới đây.

Có nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm? - Ảnh minh hoạ

Cổ phiếu ngành thực phẩm niêm yết trên sàn HoSE

    Tổng Công ty CP bia – rượu – nước giải khát Hà Nội – mã niêm yết: BHN.

    Công ty CP Cát Lợi – mã niêm yết: CLC.

    Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam – mã niêm yết: DBC.

    Công ty CP thực phẩm Sao Ta – mã niêm yết: FMC.

    Công ty CP GTNFoods – mã niêm yết: GTN.

    Công ty CP Tập đoàn KIDO – mã niêm yết: KDC.

    Công ty CP Mía đường Lam Sơn – mã niêm yết: LSS.

    Công ty CP Nafoods Group – mã niêm yết: NAF.

    Công ty CP Tập đoàn Masan – mã niêm yết: MSN.

    Tổng Công ty CP Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn – mã niêm yết: SAB.

    Công ty CP nước giải khát Chương Dương – mã niêm yết: SCD.

    Công ty CP Bia Sài Gòn – miền Trung – mã niêm yết: SMB.

    Công ty CP sữa Việt Nam – mã niêm yết: VNM.

    Công ty CP dầu thực vật Tường An – mã niêm yết: TAC.

Danh sách mã cổ phiếu ngành thực phẩm niêm yết trên sàn HNX

    Công ty CP Bibica – mã niêm yết: BBC.

    Công ty CP Đồ hộp Hạ Long – mã niêm yết: CAN.

    Công ty CP Lâm nông sản thực phẩm Yên Bá – mã niêm yết: CAP.

    Công ty CP Bia Hà Nội – Hải Dương – mã niêm yết: HAD.

    Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà – mã niêm yết: HHC.

    Công ty CP Đường Kon Tum – mã niêm yết: KTS.

    Công ty CP Ngân Sơn – mã niêm yết: NST.

    Công ty CP Lương thực thực phẩm Safoco – mã niêm yết: SAF.

    Công ty CP Mía đường Sơn La – mã niêm yết: SLS.

    Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng – mã niêm yết: VDL.

Mã cổ phiếu ngành thực phẩm niêm yết trên sàn Upcom

    Công ty CP xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang – mã niêm yết: AFX.

    Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang – mã niêm yết: ANT.

    Công ty CP Lương thực Bình Định – mã niêm yết: BLT.

    Công ty CP Bia Sài Gòn – sông Lam – mã niêm yết: BSL.

    Công ty CP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi – mã niêm yết: BSQ.

    Công ty CP thực phẩm Cholimex – mã niêm yết: CMF.

    Công ty CP lương thực thành phố HCM – mã niêm yết: FCS.

    Công ty CP thực phẩm quốc tế – mã niêm yết: IFS.

    Công ty CP Đường Quảng Ngãi – mã niêm yết: QNS.

    Công ty CP lương thực thực phẩm Vĩnh Long – mã niêm yết: VLF.

    Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản – mã niêm yết: VSN.

Bạn có thể xem Báo cáo tài chính, thông tin doanh nghiệp tại Vietcap Trading

Trong số các cổ phiếu ngành thực phẩm, có những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường khá lớn, không những là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành mà còn là một trong những mã cổ phiếu dẫn đầu thị trường. Có thể kể đến như

- Vinamilk (VNM): Không ai là không biết đến Vinamilk khi đây là đơn vị hàng đầu chuyên về sản xuất, chế biến và phân phối sữa. Giá cổ phiếu Vinamilk tăng qua các năm và là một trong những mã cổ phiếu đáng được quan tâm và đầu tư.

- Tập đoàn Masan hay Masan Consumer (MSN): công ty luôn duy trì sự tăng trưởng ổn định qua các năm, các nhà máy của Masan liên tục được nâng cấp, mở rộng để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng lên của dân số.

- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC): Sa Giang được đánh giá là một trong những đơn vị cung ứng thực phẩm chất lượng tốt, thường xuyên đạt các chứng nhận an toàn về vệ sinh thực phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, rất nhiều siêu thị, cửa hàng, từ trong nước tới nước ngoài luôn muốn hợp tác phân phối thực phẩm với SGC. Vì lẽ đó mà cổ phiếu SGC của công ty được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và rót vốn vào hàng năm.

- Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Safoco (SAF): Công ty được thành lập từ năm 1995 và chuyên về các loại thực phẩm như mì, bún, bánh tráng. Hàng hóa của SAF được bày bán ở hầu hết các siêu thị trên toàn quốc.

- Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB): kỳ vọng tăng trưởng trong sáu tháng cuối năm 2023, nhờ nhu cầu gia tăng ở các mảng dịch vụ khách sạn, nhà hàng, thực phẩm ăn uống giải khát. SAB có tỷ trọng bia ở phân khúc phổ thông cao.

- Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN): cổ phiếu được hưởng lợi về an ninh lương thực. Giá thức ăn chăn nuôi sẽ được điều chỉnh giảm.

Triển vọng tăng trưởng năm 2023

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Vietcap, do tính chất không theo chu kỳ của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống (F&B) cái mà người tiêu dùng không thể cắt giảm bất kể tình hình tài chính, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam được kỳ vọng sẽ cho thấy xu hướng tăng doanh số bất chấp những khó khăn năm 2023, bao gồm lãi suất tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp tăng hoặc sức mua yếu. “Chúng tôi tin rằng tổng doanh số của ngành sẽ không quá biến động trong năm 2023”, VCI nhìn nhận.

Do các mặt hàng nông nghiệp & chăn nuôi là chi phí đầu vào của các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống (F&B), xu hướng giảm giá đầu vào sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành, trong đó có các công ty thực phẩm & đồ uống Việt Nam.

Ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam cũng tiết kiệm được thêm chi phí thông qua việc giảm chi phí logistics do nhu cầu chậm lại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Chi phí logistics giảm là dấu hiệu tích cực giúp các công ty thực phẩm-đồ uống Việt Nam có thêm dư địa để tối ưu hóa chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ biên lợi nhuận tốt hơn.

Tham khảo:

Những lưu ý khi phân tích cơ bản cổ phiếu ngành tiêu dùng và bán lẻ

6 bước quan trọng để lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán

Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn chi tiết đối với ngành thực phẩm tại Việt Nam trong năm 2023. Với sự tiềm năng và phát triển nhanh chóng, ngành thực phẩm đang dẫn đầu về nhiều xu hướng cũng như đối mặt với nhiều thách thức, giúp nhà đầu tư trả lời phần nào câu hỏi “có nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm”. Tuy nhiên thị trường chứng khoán luôn có sự biến động không ngừng và bị tác động rất lớn bởi các nguồn thông tin, từ tiêu cực tới tích cực. Vậy nên trước khi quyết định lựa chọn mã cổ phiếu nào, bạn hãy phân tích và nắm bắt thật kỹ, thật nhanh chóng các thông tin liên quan tới công ty đó. Xem các phân tích về ngành qua Báo cáo ngành từ chuyên gia để có góc nhìn tốt hơn.

Powered by Froala Editor