Chỉ báo MFI là gì?

Nếu như RSI là chỉ báo kỹ thuật thể hiện sức mạnh của giá thì chỉ báo MFI - Money Flow Index trong chứng khoán là chỉ số phản ánh sức mạnh dòng tiền của một cổ phiếu trong một khoản thời gian nhất định, được phân tích dựa vào khối lượng giao dịch. Khoảng thời gian được xem xét theo ngày, tuần tháng, và thường tính toán theo giá trị 14 giai đoạn.

Công thức tính MFI

Trong đó:

Bước 1: Tính giá điển hình TP (Typical Price)

TP= (Giá cao + Giá thấp + Giá đóng cửa)/3

Bước 2: Tính dòng tiền MF (Money Flow)= Giá điển hình * Khối lượng giao dịch trong giai đoạn tính

MF sẽ có 2 giá trị: dương và âm

Với:

MF+: Nếu giá TP hiện tại> TP trước đó

MF-: Nếu giá TP hiện tại< TP trước đó

Bước 3: Tính MR (Money Flow Ratio)

MR: Tỷ lệ dòng tiền= MR+ (14 giai đoạn)/ MR- (14 giai đoạn)

• Dòng tiền dương là tổng giá điển hình mà có mức giá cao hơn so với giai đoạn trước.
• Dòng tiền âm là tổng  giá điển hình mà có mức giá thấp hơn so với giai đoạn trước.
• Nếu như mức giá không đối so với giai đoạn trước thì sẽ được lược bỏ.

Bước 4: Tính chỉ số MFI

MFI (chỉ số dòng tiền)= 100 – [100 / (1+MR)]
toán.
Từ công thức có thể thấy, cách tính chỉ số MFI và chỉ số RSI có nét tương đồng. Chỉ có điều nếu chỉ báo RSI sử dụng giá của cổ phiếu để làm đơn vị tính toán chính, còn chỉ báo MFI trong chứng khoán sử dụng khối lượng giao dịch để tính toán.

Cách sử dụng chỉ báo MFI trong chứng khoán

Dùng MFI để xác định xu hướng giá

  • Nếu chỉ báo MFI nằm trên đường 50: giá đang trong xu hướng tăng
  • Nếu chỉ báo MFI nằm dưới đường 50: giá đang trong xu hướng giảm

Dùng MFI xác định vùng quá mua, quá bán để xác định điểm mua bán

  • Trường hợp MFI vượt trên đường 80 (tín hiệu quá mua), chứng tỏ cổ phiếu đang tăng giá cao quá đà, và có khả năng sẽ giảm. Nếu MFI từ trên đường 80 và cắt xuống đường 80, đây là tín hiệu bán, nhà đầu tư nên thực hiện lệnh bán
  • Trường hợp MFI chạy xuống dưới  đường 20 (tín hiệu quá bán), chứng tỏ cổ phiếu đang bị bán quá đà, và có khả năng sẽ tăng lại nếu lực bán yếu dần. Nếu MFI từ dưới  đường 20 và cắt lên đường 20, đây là tín hiệu mua nhà đầu tư nên thực hiện lệnh mua

Dùng MFI để xác định phân kỳ âm, phân kỳ dương

  • Khi giá cổ phiếu có xu hướng đi lên cao nhưng chỉ báo MFI có xu hướng đi xuống thấp hơn, thể hiện khả năng giá cổ phiếu có thể đảo chiều giảm giá. Đây là tín hiệu giảm giá và nhà đầu tư nên đặt lệnh bán cổ phiếu
  • Và ngược lại khi giá có xu hướng đi xuống và đường MFI có xu hướng đi lên, giá cổ phiếu có thể sẽ đảo chiều tăng, hay còn gọi là phân kỳ dương. Đây là tín hiệu tăng giá và nhà đầu tư nên đặt lệnh mua cổ phiếu

Tham khảo: Làm thế nào để áp dụng phân kỳ hiệu quả trong việc phân tích diễn biến giá?

Sự tương đồng giữa chỉ báo MFI và RSI

RSI và MFI có sự tương đồng nhất định về cách sử dụng, 2 chỉ báo này có các đặc điểm như:

  • Chỉ báo chạy từ thang điểm 0 đến 100
  • Có thể xảy ra phân kỳ âm và phân kỳ dương giữa chỉ số MFI và sự biến động của giá.
  • Có tín hiệu quá mua, quá bán và tín hiệu không  xác định. Ý nghĩa sử dụng của 2 chỉ báo là giống nhau

Trên đây là thông tin cơ bản của chỉ báo MFI trong chứng khoán, hy vọng cung cấp được thông tin bổ ích cho nhà đầu tư. Cùng mở tài khoản tại Vietcap để nhận được nhiều kiến thức mới hơn.

Powered by Froala Editor