Hiện nay, đầu tư chứng khoán là một trong những cách đầu tư sinh lời, kiếm tiền thông minh. Tuy nhiên, để cho việc đầu tư của mình an toàn, và hiệu quả thì nhà đầu tư bắt buộc phải biết cách xem bảng giá chứng khoán. Đây là điều cơ bản nhất và khá là quan trọng cần phải nắm.

Bảng giá chứng khoán là gì?

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HoSE ( Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX ( Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội). Bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCoM. Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai.

( Bảng giá của CTCP Chứng khoán Vietcap - https://trading.vietcap.com.vn/)

Các thuật ngữ và chỉ số trên bảng giá chứng khoán

  1. Các chỉ số thị trường ( ở hàng trên cùng: VN-Index, HNX-Index,…)

  2. Mã CK (Mã chứng khoán)

  3. Giá tham chiếu

  4. Giá trần

  5. Giá sàn

  6. KLGD (Khối lượng giao dịch)

  7. Dư mua

  8. Dư bán

  9. Khớp lệnh

  10. Giá cao ( giá cao nhất)

  11. Giá TB ( giá trung bình)

  12. Giá thấp

  13. NN ( nhà đầu tư nước ngoài)

Xem lại: Các thuật ngữ chứng khoán mà nhà đầu tư nên biết

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các thông số cũng như hướng dẫn cách đọc bảng giá sao cho chuẩn nhất, hãy theo dõi những chia sẻ của tôi dưới đây.

Các chi tiết trên một bảng giá gồm:

Thông tin Chỉ số thị trường:

Cách xem bảng giá chứng khoán

  1. VN-Index: Là chỉ số đại diện cho tất cả cổ phiếu niêm yết tại HoSE.

  2. VN30-Index: Là chỉ số đại cho cho nhóm 30 cổ phiếu Bluechip đứng đầu.

  3. HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

  4. HNX30-Index: Là chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất trên sàn HNX

  5. UPCOM-Index: Là chỉ số tổng hợp thị trường giao dịch cổ phiếu các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Danh sách các cột trên bảng giá:

6. Mã CK ( Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch. Mỗi doanh nghiệp khi được niêm yết trên sàn đều có mã riêng và thường là tên viết tắt của công tý đó. Ví dụ: CTCP Chứng khoán Bản Việt có mã là VCI, CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM(Vinamilk)…

7. Tham chiếu: Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa ở tại phiên giao dịch gần nhất. Thường được dừng làm cơ sở để xác định mức giá trần và mức giá sàn ở phiên giao dịch hiện tại cũng như từng sàn sàn giao dịch khác.

Lưu ý: Riêng sàn UpCoM có Giá tham chiếu được tính bằng bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

8. Trần : Giá Trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư mua hoặc bán trong ngày.

  • Sàn Hose, giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu

  • Sàn HNX, giá trần là mức giá tăng +10% so với giá Giá tham chiếu

  • Sàn Upcom sẽ là mức tăng +15% so với giá tham chiếu

9. Sàn: Giá Sàn là giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được.

      -     Sàn Hose, giá sàn là mức giá giảm -7% so với giá tham   chiếu

  • Sàn HNX, giá sàn là mức giá giảm -10% so với giá tham  chiếu

  • Sàn Upcom sẽ là mức giảm -15% so với giá tham chiếu.

10. KLGD: Là tổng khối lượng cổ phiếu đã giao dịch trong một ngày và mỗi ngày sẽ có một tổng KL riêng, luôn thay đổi.

11. Dư mua ( hay bên mua): Biểu thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất ( giá đặt mua cao nhất ) và khối lượng đặt mua tương ứng.

Cột “ Giá 1” và “KL1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó.

Cột “Giá 2” và “ KL 2”: Biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 1 và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “ Giá 1”

Cột “Giá 3” và “KL 2”: Biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “ Giá 1” và “ Giá 2”

12. Dư bán ( bên bán): Hiển thị 3 mức giá chào bán tốt nhất ( giá chào bán thấp nhất) và khối lượng tương ứng với các mức giá đó.

Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt bán thấp nhất hiện thời và khối lượng đặt bán tương ứng với mức giá đó. Lệnh chào bán ở Giá 1 luon được ưu tiên thực hiện so với những lệnh chào bán khác.

Cột “Giá 2” và “ KL 2”: Biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cao cấp hơn mức giá 1, và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt bán ở mức Giá 1

Cột “Giá 3” và “KL 3”: Biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cao hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt bán ở mức Giá 1 và Giá 2.

Lưu ý: Ngoài 3 mức Giá mua/ Giá bán, trên thị trường vãn còn các mức Giá mua/ Giá bán khác nhưng không được hiển thị ( do không tốt bằng ba mức giá trên màn hình)

Khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiện thị ở vị trí cột “Giá 1” và “KL 1” của “Bên mua” và “Bên bán”.

13. Khớp lệnh

13.1 Trong phiên khớp lệnh liên tục

Là thông tin đang khớp lệnh trên thị trường hiện tại

  • Giá TH: Giá đang khớp, giá thị trường

  • KL: Khối lượng thực hiện, là khối lượng giao dịch gần nhất tương ứng với mức giá đang khớp

  • +/-: tăng/ giảm giá là mức thay đổi của giá thị trường so với giá tham chiếu

  • %: Tổng khối lượng khớp lũy kế trong phiên giao dịch ngày hôm nay/

13.2: Trong phiên khớp lệnh định kỳ (ATO/ATC)

Là thông tin khớp lệnh tạm tí trong phiên ATO/ ATC

  • Giá TH: Là giá dự kiến khớp trong phiên ATO/ ATC

  • KL: Khối lượng dự kiến sẽ khớp tương ứng với mức giá trên, khối lượng này chỉ hiện thị với mã CK sàn HNX

  • +/-” Tăng/ giảm giá là mức thay đổi của giá dự kiến so với giá tham chiếu

  • KL: Tổng khối lượng đã khớp lũy kế trong phiên giao dịch hôm nay.

14. Giá cao (Giá cao nhất)

  • Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần)

15. Giá TB (Giá trung bình)

  • Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất

16. Giá thấp (Giá thấp nhất)

  • Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn)

17. Nhà đầu tư nước ngoài

  • Thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài:
    NN mua: KL nhà đầu tư nước ngoài mua trong hôm nay

  • NN bán: KL nhà đầu tư nước ngoài bán trong hôm nay

  • Room CL: Khối lượng tối đa còn lại nhà đầu tư nước ngoài      được phép mua.

Ngoài ra, còn có các thông tin về màu sắc:

  • Màu xanh lá cây: Giá tăng

  • Màu tím: Giá tăng kịch trần

  • Màu vàng: Đứng giá

  • Màu đỏ: Giá giảm

  • Màu xanh dương: Giá giảm kịch sàn

KẾT LUẬN

Trên đây, là những ý nghĩa của tất cả những chi tiết trong một bảng giá chứng khoán. Bất kỳ ai tham gia vào thị trường chứng khoán đều sẽ phải học cách đọc và xem bảng giá. Bạn có thể xem trực tiếp bảng giá của Vietcap tại link https://trading.vietcap.com.vn/ và hãy vận dụng những kiến thức mình có được để tham gia đầu tư chứng khoán một cách hợp lý và hiệu quả. Nếu bạn chưa có tài khoản? Chần chừ gì nữa mà hãy tạo tài khoản chứng khoán cực nhanh tại https://www.vietcap.com.vn/mo-tai-khoan. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích với các nhà đầu tư và giúp các nhà đầu tư nhanh chóng làm quen với bảng giá. Đừng quên đọc các nội dung mới sẽ cập nhật thường xuyên tại https://www.vietcap.com.vn/kien-thuc.

Powered by Froala Editor